#Bà bầu nổi mụn ở mũi bị gì, có ảnh hưởng thai nhi không?

Trị mụn ở mũi cho bà bầu

Mụn thai kỳ là tình trạng thường gặp, thường không gây ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi. Và vị trí nổi mụn ở mỗi mẹ bầu cũng khác nhau. Tuy nhiên, khi mụn tranh nhau ở cùng một vị trí, tái đi tái lại cũng cùng vị trí thì mẹ bầu nên tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách khắc phục. Một trong những vị trí thường nổi mụn nhất chính là ở mũi. Vậy bà bầu nổi mụn ở mũi bị gì, có ảnh hưởng thai nhi không sẽ được giải đáp trong bài viết này.

Bà bầu nổi mụn ở mũi là tại sao?

Vị trí mọc mụn trên cơ thể của mỗi mẹ bầu khác nhau. Điều này cũng phản ứng tình trạng sức khỏe khác nhau trong cơ thể được biểu thị ra bên ngoài.

“Lắng nghe” tín hiệu từ mụn trong giai đoạn thai kỳ giúp mẹ bầu hiểu rõ về nguyên nhân và phương pháp trị mụn phù hợp.

Dựa vào cấu tạo mũi, các chuyên gia da liễu khi xem xét tình trạng thường chia thành 2 phần:

Mụn nổi giữa 2 chân mày (trên sống mũi)

Theo kiến thức y khoa, mụn mọc trên sống mũi là tín hiệu lá gan của mẹ bầu có thể đang hoạt động quá tải do chế độ dinh dưỡng không lành mạnh.

Thông thường, khi mang thai, mẹ bầu thường thèm ăn các món chiên, rán, nhiều dầu mỡ, giàu chất béo, hay các loại bánh, kẹo nhiều đường. Tất cả những thực phẩm này đều không tốt cho làn da và hoạt động của gan. Việc bổ sung quá nhiều, thực sự khiến gan phải chịu nhiều gánh nặng, cơ thể bị nóng và phát sinh mụn.

Mụn mọc trên đầu mũi

Mụn tranh nhau mọc lên đầu mũi là dấu hiệu cho thấy tim mạch, phổi hoặc lá lách đang cần được chăm sóc. Nguyên nhân dẫn đến mụn mọc ở đầu mũi cũng đến từ chế độ ăn uống không lành mạnh, giàu thức ăn cay mặn và chất béo động vật.

Ngoài nguyên nhân kể trên, việc nổi mụn trên mũi ở mẹ bầu cũng đến từ một số nguyên nhân khác. Thường thấy nhất chính là sự thay đổi về hormone trong cơ thể, làm tăng tiết bã nhờn gây bít tắc lỗ chân lông tạo điều kiện phát sinh mụn nhiều. Thay đổi thói quen sinh hoạt, tâm sinh lý, vệ sinh da không đúng cách, sử dụng mỹ phẩm không phù hợp,… cũng là những nguyên nhân làm phát sinh mụn ở mũi khi mang thai.

Bà bầu nổi mụn ở mũi
Bà bầu nổi mụn ở mũi

Để kiểm soát mụn gia tăng, mẹ bầu có thể thay đổi dinh dưỡng, chú ý đến kiểm tra sức khỏe toàn diện. Kết hợp bổ sung thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, omega 3, omega 6, omega 9,… giúp cải thiện sức khỏe toàn diện, tăng cường sức đề kháng, chống viêm, hỗ trợ sức khỏe làn da.

Mụn trên mũi bà bầu là loại mụn nào?

Hầu hết những loại mụn mọc ở mũi thường dễ trở nặng và tồn tại dai dẳng. Mụn mọc ở mũi khó trị mụn trong thời gian ngắn, dù vùng da mũi có diện tích khá bé. Dưới đây là một số mụn ở mũi gây nên phiền phức cho mẹ bầu:

Mụn cám

Mụn cám là những mụn nhỏ li ti thường xuất hiện ở đầu mũi và vùng cánh mũi. Đặc điểm của loại mụn này không sưng, không gây đau nhức. Thế nhưng, mụn này làm mất thẩm mỹ vì khiến bề mặt mũi sần sùi, loang lỗ. Nếu không trị mụn kịp thời, mụn cám càng lâu càng lâu lỗ chân lông to, nhân mụn già, cứng và ăn sâu, khi lấy nhân mụn sẽ để lại sẹo rất sâu. Và điều tệ nhất là sẹo rỗ vùng mũi hầu như không đáp ứng các công nghệ trị mụn như laser hay lăn kim, …

Mụn đầu trắng

Mụn đầu trắng hình thành trên mũi do hỗn hợp dầu thừa, bụi bẩn và tế bào chết làm bít tắc lỗ chân lông. Do lỗ chân lông đóng, không tiếp xúc với không khí và không bị oxy hóa nên có màu trắng. Mụn đầu trắng cũng là góp phần hình thành nên các mụn khác khi vi khuẩn C.Acnes xâm nhập được vào nang lông.

Mụn đầu đen

Mụn đầu đen chính là mụn đầu trắng sau khi trồi lên khỏi bề mặt da. Vì bị oxy hóa nên chuyển thành màu đen. Nhân mụn đầu đen dễ lấy và thường là các hạt cứng.

Mụn viêm đỏ

Mụn viêm đỏ hình thành do vi khuẩn xâm nhập vào nang lông hở. Các nốt mụn thường sưng tấy, đỏ và gây đau nhức rất khó chịu. Loại mụn này cũng rất “khó ưa” vì che kín nhân mụn, không lấy được nhân mụn khi còn đang viêm.

Mụn mủ

Khi mụn viêm không được xử lý dưới các tác động thường ngày sẽ làm tình trạng mụn trở nặng hơn gây nên mụn mủ. Các nốt mụn mủ thường sưng to, đau nhức, có chứa mủ vàng hoặc trắng bên trong. Mủ là xác chết của vi khuẩn và tế bào miễn dịch. Mụn mủ được đánh giá là tình trạng mụn viêm nặng nên mẹ bầu nhanh chóng đi khám bác sĩ để chặn nguy cơ chúng phát triển thành mụn bọc/mụn nang.

Mụn bọc/mụn nang

Đây là loại mụn ở giai đoạn cuối của mụn viêm. Những nốt mụn to hơn rất nhiều so với mụn viêm đỏ hay mụn mủ. Mụn sưng đỏ, nhiều mủ, chân sâu, dễ gây sẹo lõm dù được trị mụn thành công. Khi xuất hiện mụn bọc/mụn nang, mẹ bầu không nên tự xử lý mà nên đến cơ sở/phòng khám uy tín. Vì đây là mụn nặng nhất và tàn phá cấu trúc da nhất. Đặc biệt, khi không được xử lý đúng cách sẽ phát triển thành 1 ổ mụn nang ăn luồng rất nghiệm trọng và khó trị mụn.

Bà bầu nổi mụn ở mũi bị sưng viêm có nguy hiểm không?

Mụn trong giai đoạn thai kỳ là điều hiển nhiên ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, mụn nổi nhiều ở mũi làm mẹ bầu căng thẳng không vui, nếu là mụn viêm thì lúc nào cũng đau nhức khó chịu khi rửa mặt. Trên thực tế, bà bầu nổi mụn ở mũi không gây ảnh hưởng đến thai nhi mà cách trị mụn không phù hợp mới là yếu tố có thể nguy hại cho mẹ và thai nhi.

Việc trị mụn và sử dụng các sản phẩm không đảm bảo về chất lượng thực sự rất nguy hiểm. Khi mang thai, mẹ bầu không thể tự ý dùng các sản phẩm mỹ phẩm/thuốc không rõ nguồn gốc, thành phần, thương hiệu, hoặc các sản phẩm được quảng cáo rầm rộ dùng được cho mẹ bầu, hết mụn trong 1 tuần…. Vì những sản phẩm hiệu quả cực nhanh, đều tiềm ẩn hóa chất có thể làm tổn hại làn da, sức khỏe của mẹ và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vấn đề tệ nhất có thể xảy ra là dị tật, sảy thai, sinh non, rối loạn hành vi, thể chất ở trẻ,…

Mẹ bầu cũng nên cân nhắc và điều chỉnh cảm xúc. Vì chính những nỗi lo lắng, buồn phiền, stress do nổi mụn mất tự tin có thể cũng ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.

Bà bầu nổi mụn ở mũi sưng viêm có nên nặn không?

Thực hiện nặn mụn cho mẹ bầu đòi hỏi kiến thức y khoa và Chuyên Viên Trị Liệu phải có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực hiện. Bên cạnh đó, các dụng cụ (kim, dao, cây nặn mụn…), máy móc, vật tư phải được vệ sinh khử trùng trước, trong và sau quá trình thực hiện. Mẹ bầu tự nặn tại nhà hay đến các cơ sở nặn mụn không đủ chuyên môn, uy tín sẽ gia tăng bội nhiễm, càng mang lại nguy hiểm cho sức khỏe mẹ và bé.

– Tay chứa rất nhiều vi khuẩn. Dùng tay sờ lên mụn hay tự nặn làm gia tăng vi khuẩn xâm nhập vào vùng da mụn và lây lan sang các vùng da lành khác.

– Dụng cụ tự nặn tại nhà không đủ tiêu chuẩn về vệ sinh và khoa học cũng tiềm ẩn mối nguy lớn cho phép vi khuẩn xâm nhập.

– Đặc biệt, các mẹ có vùng da nhạy cảm hay mụn sưng viêm mà lấy mụn không đúng cách, không đúng thời điểm mụn chín sẽ làm mụn viêm nặng hơn.

– Dễ làm tổn thương cấu trúc da, khó trị mụn, rủi ro để lại sẹo lớn.

– Tự nặn mụn tại nhà không có biện pháp làm khô mày, đóng miệng vết thương nên vết thương hở tạo môi trường cho vi khuẩn, bụi bẩn,… xâm nhập

– Đối với các mụn ẩn sâu, khó lấy nếu cố nặn càng làm nhân mụn lặn sâu vào da, khiến lỗ chân lông tắc nghẽn trầm trọng hơn, dẫn đến mụn ăn luồng.

Nặn mụn sai cách là hành động tổn thương da nghiêm trọng, dẫn đến bùng phát mụn dữ dội. Các mẹ bầu đừng cố nặn mụn vì tình trạng sau đó sẽ vô cùng tệ rất khó chữa trị.

Bà bầu nổi mụn ở mũi có nặn được không?
Bà bầu nổi mụn ở mũi có nặn được không?

Cách trị mụn ở mũi cho bà bầu hiệu quả nhất hiện nay

Dưới đây là một số cách trị mụn ở mũi cho bà bầu hiệu quả, đừng bỏ lỡ thông tin được Dr. Mommy chia sẻ bên dưới nhé.

Liệu trình trị mụn ở mũi cho bà bầu

Khác với cơ thể bình thường, mẹ bầu muốn trị mụn theo liệu trình không nên đến các cơ thể tự phát, không uy tín, chất lượng, kể cả spa. Vì mẹ bầu cần những phương pháp trị mụn an toàn cho mẹ và không ảnh hưởng đến thai nhi.

Dr. Mommy – phòng khám chuyên cung cấp các dịch vụ chăm sóc, tư vấn chuyên môn cho mẹ bầu trong trị mụn. Sử dụng dịch vụ tại phòng khám, mẹ bầu có thể hoàn toàn yên tâm vì:

– Đội ngũ bác sĩ da liễu nhiều năm kinh nghiệm, có chuyên môn sâu rộng trong lĩnh vực về da cho mẹ bầu. Ngoài ra, mẹ bầu cũng được chẩn đoán các nguyên nhân, tình trạng phát sinh mụn ở mũi để tìm ra phương pháp hay liệu pháp trị mụn phù hợp nhất.

– Trang thiết bị và máy móc hiện đại, nhập khẩu chính hãng nhằm nâng cao chất lượng trị mụn.

– Đội ngũ kỹ thuật viên được đào tạo về chuyên môn da liễu mẹ bầu, có kiến thức và kinh nghiệm trong vận hành máy móc đảm bảo đúng kỹ thuật, không gây đau, không làm lây lan và tổn thương da.

Điểm đặc biệt tại Dr. Mommy trong trị mụn cho mẹ bầu chính là sử dụng công nghệ Cold Plasma. Công nghệ tạo ra bước đột phá trong trị mụn, khắc phục nhược điểm ở một số phương pháp cũ.

– Tiêu diệt 100% các vi khuẩn gây mụn, bao gồm cả một số vi khuẩn kháng thuốc, virus, nấm.

– Kiểm soát hoàn toàn ổ mụn, vùng da nhiễm khuẩn chỉ trong thời gian ngắn

– Không gây đau, xâm lấn như các phương pháp trị mụn khác.

– Đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương gấp 3 lần.

– Hiệu quả nhanh chóng trong giảm đau, sưng, chống viêm và nhiễm trùng sau trị mụn.

– Tạo màng sinh học bảo vệ vùng da vừa mới trị mụn, tránh các yếu tố từ môi trường, bên ngoài xâm nhập

– Không dùng bất kỳ hóa chất nào đi kèm, cực kỳ an toàn cho phụ nữ mang thai, không làm ảnh hưởng thai nhi.

Liệu trình trị mụn cho bầu tại Dr. Mommy
Liệu trình trị mụn cho bầu tại Dr. Mommy

Kem, serum trị mụn cho bà bầu

Mẹ bầu vẫn có thể dùng kem, serum trị mụn trong thời gian mang thai. Nhưng mẹ bầu phải tuân thủ một điều kiện là sử dụng sản phẩm theo chỉ định của bác sĩ. Trong giai đoạn này, không nên tự ý dùng các sản phẩm trị mụn không rõ thành phần vì nhiều nguy cơ tiềm ẩn với sức khỏe của mẹ, quan trọng nhất là sự phát triển của thai nhi.

Một số thành phần thường có trong kem trị mụn mà mẹ bầu nên tránh xa:

– Retinoid và các dẫn xuất của vitamin A

– Tetracycline

– Corticoid

– Hoạt chất Hydroquinone

– Kim loại nặng

– Paraben

– Các chất gây bí da như: dầu dừa, silicone, dầu khoáng …

Ngoài ra, các chuyên gia da liễu khuyến khích mẹ bầu sử dụng các sản phẩm kem, serum trị mụn có nguồn gốc thiên nhiên và hữu cơ. Bởi mỹ phẩm hữu cơ có thành phần lành tính, an toàn, cân bằng tỷ lệ dầu-nước lý tưởng trên da, đem lại hiệu quả kháng viêm, ngừa mụn, không gây bít tắc lỗ chân lông. Ngoài ra, còn giúp hỗ trợ làm sáng, căng mịn và đẩy nhanh tốc độ phục hồi da sau mụn.

Để đảm bảo an toàn mẹ bầu nên chọn địa chỉ uy tín để chọn mua sản phẩm. Một số kem, serum trị mụn cho bà bầu với thành phần lành tính, an toàn, có nguồn gốc hữu cơ, nhập khẩu chính hãng: Mukti Blemish Control, Mukti Balancing Moisturiser, Mukti Aloe Vera Moisturiser, Juice Beauty Blemish Clearing Serum, Juice Beauty Oil-free Moisturizer, Juice Beauty PREBIOTIX™ Hydrating Gel Moisturizer.

Trị mụn cho bà bầu bằng tự nhiên

Có rất nhiều nguyên liệu và phương pháp trị mụn cho mẹ bầu. Tuy nhiên, không phải cách nào cũng phù hợp và mang lại hiệu quả. Dưới đây là một số nguyên liệu được phần lớn mọi người đánh giá lành tính trong trị mụn cho mẹ bầu.

– Khổ qua: hay còn được gọi là mướp đắng. Các thành phần dưỡng chất trong khổ qua có tác dụng diệt khuẩn, giảm viêm và khôi phục những tổn thương trên da, đồng thời còn hỗ trợ ngăn ngừa vết thâm, sẹo sau mụn rất tốt. Mẹ bầu rửa sạch khổ qua, rồi cắt lát mỏng. Sau khi vệ sinh da mặt sạch sẽ, đắp những lát khổ qua lên vùng da bị mụn giữ trong 15 phút rồi rửa lại với nước thật sạch.

– Rau má: hoạt chất Saponin trong rau má có tác dụng kích thích sự hình thành collagen. Từ đó, đẩy nhanh quá trình hồi phục và tái tạo da. Bên cạnh đó, rau má còn giúp sát trùng, kháng khuẩn, ngừa viêm,… Mẹ bầu có thể dùng nước rau má để rửa mặt trong 15-20 phút.

– Nghệ: tinh chất Curcumin có khả năng kháng khuẩn, giảm viêm. Đồng thời giúp da tăng sinh collagen tái tạo tế bào da mới, làm lành vết thương, phục hồi thương tổn. Mẹ bầu có thể kết hợp 1 thìa tinh bột nghệ và 1 thìa sữa chua không đường để tạo thành mặt nạ. Sau khi hòa quyện 2 nguyên liệu, mẹ bầu đắp lên mặt và giữ trong 15 phút. Cuối cùng là rửa lại với nước thật sạch.

Với những phương pháp tự nhiên, mẹ bầu cũng nên cân nhắc và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Đồng thời, mẹ bầu cũng phải đảm bảo nguồn nguyên liệu sạch, an toàn để không gây kích ứng da và ảnh hưởng đến thai nhi.

Trị mụn ở mũi cho bà bầu cần lưu ý những gì?

Trong thời gian trị mụn ở mũi, bà bầu cần lưu ý những điều sau để cải thiện làn da và không làm trầm trọng hơn tình trạng mụn.

– Khi thực hiện liệu trình, mẹ bầu phải kiên trì. Nhất là tuân thủ các chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ da liễu.

– Không sử dụng sản phẩm trị mụn không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thương hiệu kém uy tín. Mẹ bầu trong giai đoạn này thường rất lo lắng và muốn nhanh chóng loại mụn đi nhanh nhất mà tin vào những lời quảng cáo tràn lan trên mạng. Hay mua các sản phẩm tại các cửa hàng nhỏ lẻ, không có giấy chứng nhận, giấy phép kinh doanh, hay nhập khẩu sản phẩm.

– Cần vệ sinh da mặt đúng cách, đặc biệt là vùng mũi bị mụn.

– Không tự ý nặn, xử lý các nốt mụn hay những vết thương do mụn. Khi không đủ điều kiện, sẽ gia tăng nguy cơ nhiễm trùng, khiến mụn tạo ổ viêm trầm trọng. Hoặc khi tác động lực không đúng khiến da chịu nhiều tổn thương, khó hồi phục.

– Giữ làn da sạch sẽ: kết hợp sữa rửa mặt cho bà bầu để giúp loại bỏ bụi bẩn làm sạch lỗ chân lông.

– Tránh cọ xát, chà mạnh vào mũi nổi mụn. Vì mẹ bầu có làn da khá nhạy cảm, việc chà xát gây tổn thương da. Hơn nữa, mụn viêm bị vỡ tăng nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, để lại sẹo khó trị mụn.

– Mẹ bầu cũng nên thay đổi chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh học,.. để tăng cường sức khỏe, miễn dịch và cải thiện sức khỏe làn da.

Những lưu ý cho mẹ bầu khi trị mụn ở mũi
Những lưu ý cho mẹ bầu khi trị mụn ở mũi

Chắc hẳn mẹ bầu cũng nắm được một số thông tin trị mụn ở mũi cho bà bầu. Nếu như vẫn còn thắc mắc, hãy liên hệ với Dr. Mommy để tư giải đáp, tư vấn, hay đặt lịch khám với bác sĩ da liễu qua Hotline 0906.95.26.28 – 0906.943.438. Hy vọng rằng mỗi mẹ bầu sẽ tìm được cách phục phục và cải thiện làn da trong chu kỳ mang thai.

CẨM NANG TRỊ MỤN BẦU

Quyển sách giúp làn da mẹ đẹp mãi mãi 

"Làn da mình đã thay đổi ngoạn mục sau khi đọc Cẩm Nang Mụn Bầu này! Không còn tốn thời gian, tiền bạc vào những phương pháp thiếu an toàn và kém hiệu quả nữa" -- Chị Linh chia sẻ.

ĐỌC NGAY

This will close in 23 seconds

Index