MỤC LỤC
Trong thai kỳ, mụn có thể xuất hiện ở mọi nơi trên cơ thể, vì vậy việc bà bầu nổi mụn ở chân mày là điều mà nhiều chị em có thể gặp phải. Tuy nhiên, đây là vị trí tương đối khó trị mụn dứt điểm. Hãy cùng Dr. Mommy khám phá bí quyết trị mụn ở lông mày hiệu quả trong bài viết này nhé!
Bà bầu nổi mụn ở chân mày nhiều là do đâu?
Do ảnh hưởng từ việc biến đổi nội tiết tố trong thai kỳ, nên việc mẹ bầu nổi mụn là tình trạng thường thấy. Vì vậy vị trí chân mày cũng không ngoại lệ, bên cạnh đó, mọc mụn ở chân mày có thể vì những lý do sau:
Tuyến bã nhờn hoạt động mạnh
Suốt quá trình mang thai, các mẹ bầu sẽ xuất hiện rất nhiều biểu hiện về việc thay đổi nội tiết tố, điển hình là hormone nội tiết androgen và hormone sinh dục nữ progesterone tăng cao. Hai loại hormone này có trách nhiệm tăng cao để giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh, tuy nhiên cũng là nguyên nhân kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn. Khi da tồn tại nhiều bã nhờn sẽ tạo ra môi trường ẩm thấp trên bề mặt da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây bít tắc lỗ chân lông, dẫn đến viêm nhiễm và nổi mụn.
Tình trạng rối loạn nội tiết ở mẹ bầu thường diễn ra rõ rệt trong 3 tháng đầu, tình trạng mụn sẽ giảm bớt khi nội tiết tố ổn định hơn. Tuy nhiên, một số mẹ bầu vẫn có thể bị mụn trong suốt thai kỳ và ngay cả sau khi sinh con.
Lông mọc ngược
Đây không phải là lý do quá phổ biến nhưng cũng là nguyên nhân cụ thể khiến các mẹ bị mọc mụn trên da, điển hình là vấn đề lông mọc ngược gây ra tình trạng mọc mụn ở chân mày. Tình trạng này có thể xảy ra ở một số mẹ bầu có thói quen tẩy, wax lông vùng chân mày thường xuyên. Khi tự thực hiện các cách tẩy, wax lông tại nhà bằng phương pháp và nguyên liệu, dụng cụ tẩy, wax không đảm bảo sẽ lấy đi phần ở lông chân mày một cách tạm thời.
Tuy nhiên, các gốc chân lông vẫn còn sót lại sâu bên trong sẽ là tác nhân khiến lông bị mọc ngược. Khi lông mày bị mọc ngược, sẽ dẫn đến tình trạng bít tắc lỗ chân lông, cộng với tình trạng dễ tiết bã nhờn trên da của mẹ bầu. Từ đây, các yếu tố gây hại cho làn da như bụi bẩn, vi khuẩn từ môi trường sẽ xâm nhập và gây viêm, dễ dàng tạo thành mụn.
Nguyên nhân do gan đang hoạt động quá tải
Theo các chuyên gia da liễu, không phải tự nhiên mà mụn xuất hiện ở những vị trí khác nhau trên cơ thể mẹ bầu. Từ cách chẩn bệnh Face Mapping đã có những phân tích cụ thể để giải mã vị trí mọc mụn trên cơ thể của mẹ. Cụ thể, các mẹ bị nổi mụn ở chân mày là do lá gan đang có vấn đề, lá gan của mẹ đang “báo động” vì hoạt động quá tải do chế độ dinh dưỡng không lành mạnh hoặc có những bệnh về chức năng gan.
Đối với trường hợp này, các mẹ nên hạn chế các thực phẩm cay nóng, ngọt hoặc không lành mạnh để bảo vệ gan khỏe mạnh hơn.
Trang điểm thường xuyên nhưng không tẩy trang kỹ
Một số mẹ vẫn giữ thói quen kẻ chân mày trước khi ra đường. Tuy nhiên, chân mày là khu vực mà đa số các mẹ thường “bỏ quên” khi tẩy trang, điều này tạo điều kiện cho cặn mỹ phẩm chứa dầu khoáng và silicone bám trên da gây bít tắc lỗ chân lông.
Bị bít tắc lỗ chân lông do bụi bẩn từ tóc
Tóc mái có thể là “thủ phạm” gây mụn ở chân mày. Đặc biệt ở những mẹ có chất tóc dầu càng dễ để dầu, hóa chất và bụi bẩn từ tóc chuyển sang cho da. Từ đó khiến lỗ chân lông trên vùng da chân mày bị bít tắc và hình thành mụn.
Rối loạn chức năng hệ thần kinh
Ngoài những lý do trên, mụn mọc trên lông mày cũng liên quan đến hoạt động của hệ thần kinh. Nếu mẹ bầu thường xuyên căng thẳng, mất ngủ và luôn trong tình trạng mệt mỏi, thức khuya, lo âu cũng khiến hệ thần kinh suy nhược, gây suy giảm hệ miễn dịch và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập trên da.
Mụn trên chân mày bà bầu thường gặp là mụn nào?
Trong thời gian mang thai, tất cả các loại mụn trứng cá đều có thể mọc trên chân mày. Các loại mụn cụ thể như:
– Mụn ẩn: Mụn ẩn là những nốt sần nhỏ, có nhân ẩn sâu vào trong da. Mụn ẩn trong chân mày ít gây chú ý, tuy nhiên mụn ẩn có khả năng sẽ gây viêm và trở thành mụn mủ.
– Mụn đầu trắng: Mụn đầu trắng là những nốt mụn nhỏ hơi sần lên trên bề mặt da, không bị oxy hóa nên thường có đầu màu trắng.
– Mụn đầu đen: Mụn đầu đen là dạng mụn trứng cá có tính chất tương đối giống với mụn đầu trắng, tuy nhiên khi hình thành chúng bị môi trường bên ngoài oxy hóa nên có đầu màu đen.
– Mụn mủ: Mụn mủ hay còn gọi là mụn bọc mủ, mọng nước, hiện lên trên bề mặt da là các nốt có màu trắng hoặc vàng, gây đau và dễ lan ra các vùng da xung quanh.
– Mụn nang: Mụn nang là tập hợp các mụn bọc có mủ, nổi lên trên bề mặt là những nốt mụn đỏ hoặc trắng, thường gây đau và khó trị khỏi.
- Tham khảo thêm: Bà bầu bị mụn ở mặt phải làm sao cho nhanh hết
Bà bầu nổi mụn ở chân mày có nguy hiểm không?
Tình trạng mọc mụn ở bà bầu là điều thường thấy, nguyên nhân phần lớn vì ảnh hưởng của nội tiết tố trong thai kỳ nên không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân bà bầu nổi mụn ở chân mày là do gan hoạt động quá tải, các mẹ nên đến gặp được bác sĩ tư vấn thêm để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bà bầu nổi mụn ở chân mày có nên tự nặn không?
Mụn mọc trong chân mày thường ít bị chú ý, nên không phải là loại mụn khiến các chị em tự ti. Tuy nhiên, vì ít được để ý đến nên nhiều chị em cũng chưa có cách để điều trị mụn mọc ở chân mày hợp lý. Nếu các mẹ chưa biết cách nặn mụn đúng chuẩn và đảm bảo vệ sinh, không nên tự nặn mụn tại nhà. Việc nặn mụn không đảm bảo vệ sinh chỉ khiến vi khuẩn có cơ hội xâm nhập, khiến tình trạng viêm nặng hơn và lây lan ra khắp khuôn mặt.
Cách trị mụn trên chân mày cho bà bầu hiệu quả
Trị mụn ở chân mày cho bà bầu bằng liệu trình trị mụn
Liệu trình là phương pháp trị mụn ở chân mày cho bà bầu hiệu quả. Tuy nhiên, trong thời gian mang thai, các mẹ cần đảm bảo yếu tố an toàn lên hàng đầu. Vì vậy nếu sử dụng liệu trình trị mụn, các mẹ chỉ nên bắt đầu liệu trình trị mụn khi có sự đồng hành của bác sĩ da liễu.
Tại Việt Nam, các chị em có thể lựa chọn Dr. Mommy – phòng khám đầu tiên tại Việt Nam chuyên trị mụn cho mẹ bầu. Hiện Dr. Mommy đang có nhiều gói trị mụn phù hợp với trị mụn ở chân mày như:
TR-1: Điều trị mụn không viêm:
– Điều trị các loại mụn không viêm: mụn đầu đen, mụn đầu trắng và mụn ẩn.
– Kỹ thuật lấy nhân mụn bằng tăm bông tiêu chuẩn.
– Không gây tổn thương cấu trúc da, giúp thông thoáng lỗ chân lông, ngăn ngừa sẹo lõm.
– Giúp bài trừ bã nhờn, cân bằng độ pH cho da, đồng thời ngăn ngừa hình thành mụn mới.
TR-2: Điều trị mụn viêm nhẹ:
– Điều trị các loại mụn viêm nhẹ: Mụn ẩn, mụn đầu đen, mụn mủ.
– Liệu trình giúp diệt 100% vi khuẩn gây mụn C.Acnes, vi khuẩn kháng thuốc, chống nhiễm trùng
– Tăng tốc liền thương gấp 3 lần.
– Ứng dụng công nghệ Cold plasma giúp tăng sinh collagen và elastin ngừa sẹo lõm hiệu quả.
TR-3: Điều trị mụn viêm nặng:
– Điều trị các loại mụn viêm nặng: mụn mủ, mụn bọc, mụn ẩn
– Liệu trình giúp diệt 100% vi khuẩn gây mụn C.Acnes, bao gồm cả một số vi khuẩn kháng thuốc, chống nhiễm trùng.
– Đồng thời tăng tốc liền vết thương gấp 3 lần.
– Ngăn ngừa lây nhiễm chéo, kiểm soát ô viêm.
– Ứng dụng công nghệ ưu việt Cold plasma giúp tăng sinh collagen và elastin ngừa sẹo lõm.
Các liệu trình trên là những phương pháp trị mụn ở chân mày phù hợp với mẹ bầu. Tuy nhiên để tối ưu hiệu quả, các mẹ nên đến trực tiếp phòng khám để được bác sĩ thăm khám tình trạng da, nguyên nhân gây ra mụn, loại da và tình trạng mụn của mẹ. Từ đó tạo ra liệu pháp cá nhân hóa liệu trình trị mụn cho từng mẹ.
- Xem ngay một số kết quả trị mụn tại đây: Xem ngay một số kết quả trị mụn tại đây
Việc bà bầu nổi mụn ở chân mày là điều thường thấy nên các mẹ đừng quá lo lắng. Nếu các mẹ có nhu cầu được tư vấn về da mụn trong thời gian mang thai hoặc sau sinh, liên hệ ngay hotline 0906.95.26.28 – 0906.943.438 hoặc đến trực tiếp địa chỉ 101A Nguyễn Văn Trỗi, P11, Phú Nhuận, TP.HCM (Phường 12 cũ) để được bác sĩ thăm khám và tư vấn.
Hiện phòng khám đang áp dụng các chương trình chăm sóc da các chi phí dùng thử cực ưu đãi cho mẹ bầu lần đầu trị mụn như:
– Chăm sóc da bà bầu chuyên sâu: 499k (giá 1000k)
– Trị mụn bà bầu: 499k (giá 1140k)
– Mua 5 tặng 1: Trị liệu vào bất cứ khung giờ nào trong ngày. Áp dụng cho mọi liệu trình. Được dùng chung với ưu đãi hạng thành viên.
– Mua 10 tặng 3: Trị liệu vào bất cứ khung giờ nào trong ngày. Áp dụng cho mọi liệu trình. Được dùng chung với ưu đãi hạng thành viên.
- Tham khảo thêm: Bà bầu nổi mụn ở trán có bị sao không, trị thế nào?
Trị mụn ở chân mày cho bà bầu bằng cách sử dụng kem trị mụn
Với các mẹ bầu đang tự trị mụn ở nhà, các sản phẩm kem, serum là yếu tố rất quan trọng. Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý chọn lựa những sản phẩm dựa theo tiêu chí dành riêng cho phụ nữ mang thai như:
– Tránh xa những thành phần trị mụn chống chỉ định, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ như: Kháng sinh tetracycline, thành phần có dẫn xuất từ vitamin A (tazarotene, isotretinoin, adapalene, tretinoin, retinol), DOXYCYCLINEvà minocycline, thuốc kháng androgen flutamide, SPIRONOLACTONE,…
– Có thể chọn các sản phẩm có thành phần trị mụn lành tính như: BHA nồng độ dưới 2%, AHA nồng độ dưới 10%, azelaic acid…
– Chọn các thương hiệu sản phẩm được chứng minh có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai.
– Nên mua sản phẩm ở các địa chỉ kinh doanh uy tín hoặc nhập khẩu chính hãng, không mua hàng xách tay hay nguồn chưa rõ chất lượng và xuất xứ.
Để an toàn, tốt nhất các mẹ nên chọn lựa và sử dụng những sản phẩm hữu cơ đã được chứng nhận. Đối với các sản phẩm chăm sóc da, Dr. Mommy khuyến khích các mẹ sử dụng những sản phẩm trị mụn thương hiệu Mukti và Juice Beauty là: Tinh Chất Trị Mụn Hữu Cơ Cho Bà Bầu Mukti Blemish Control (15ml) và Serum trị mụn hữu cơ an toàn thai kỳ Juice Beauty Blemish Clearing (60ml).
Đây là hai dòng trị mụn hữu cơ được chứng minh an toàn và có tính tương thích cao với làn da, rất phù hợp với phụ nữ mang thai. Cả hai sản phẩm đều đang được sử dụng trực tiếp tại phòng khám Dr. Mommy cho mẹ bầu, được bác sĩ da liễu khuyến khích dùng cho mẹ bầu và mẹ sau sinh.
Trị mụn ở chân mày cho bà bầu bằng cách tự nhiên
Một số nguyên liệu từ thiên nhiên có hoạt tính chống oxy hóa cao, kháng viêm và kháng khuẩn mạnh mà các mẹ có thể tham khảo như:
– Trà xanh: Trà xanh là thành phần giàu chất chống oxy hóa, flavonoid và tannin có tác dụng kháng viêm, chống vi khuẩn hiệu quả. Để cải thiện mụn, các mẹ bầu có thể đun sôi trà xanh trong 3 – 4 phút, sau đó thoa trực tiếp lên lông mày và để khô tự nhiên.
– Tinh dầu tràm trà: Tinh dầu tràm trà có hoạt tính chống vi khuẩn gây mụn, hỗ trợ giảm viêm da. Các mẹ có thể sử dụng bằng cách trộn 1 phần tinh dầu tràm trà với 9 phần nước và thoa trực tiếp lên lông mày.
– Giấm táo: Trong giấm táo có chứa 1 số axit hữu cơ giúp tiêu diệt vi khuẩn C.Acnes gây ra mụn. Ngoài ra, axit succinic trong giấm táo còn giảm nguy cơ hình thành sẹo mụn, giúp da nhanh hồi phục hơn. Để sử dụng, các mẹ có thể áp dụng theo công thức 1:3 nước với giấm táo để thoa trực tiếp lên lông mày trong 5-20 phút.
Các nguyên liệu từ thiên nhiên có lợi thế là dễ tìm, tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa của mỗi người, không phải mẹ nào cũng có hiệu quả. Ngoài ra, nguyên liệu thiên nhiên chỉ nên sử dụng với những loại mụn không viêm, hoặc viêm nhẹ, những mẹ bị mụn viêm, mụn bọc mủ cũng không nên sử dụng để tránh làm mụn lây lan ra các vùng da lành xung quanh.
Trị mụn trên chân mày bà bầu cần lưu ý những gì?
Tình trạng bà bầu mọc mụn trên chân mày khá hiếm gặp và không đến mức gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Tuy nhiên nhiều trường hợp mụn mọc trên chân mày gần khu vực mắt có thể sưng to, sụp mí, gây khó khăn khi lấy nhân mụn. Các mẹ cần chú ý trị mụn và vệ sinh đúng cách để tránh tình trạng viêm nhiễm nặng hơn, ảnh hưởng tới vùng mắt và khiến mụn lây lan ra khắp mặt. Để trị mụn hiệu quả và hạn chế tình trạng mụn trên chân mày không phát triển nghiêm trọng, các mẹ bầu cần lưu ý:
– Rửa mặt làm sạch 2 lần/ngày để giảm dầu, loại bỏ tế bào chết giúp thông thoáng chân lông ngừa mụn.
– Thường xuyên gội đầu, nếu tóc bị dầu thì không nên để tóc mái, giữ cho tóc tránh không chạm nhiều vào lông mày và những vùng bị mụn trên khuôn mặt.
– Hạn chế đeo băng đô, mũ nón hoặc quần áo không sạch sẽ khiến bụi bẩn bám vào lông mày.
– Điều chỉnh lối sống và làm việc để giảm stress làm cơ thể bị suy giảm miễn dịch.
– Tập thói quen ngủ đủ giấc và duy trì hàng ngày các bài thể dục nhẹ nhàng.
– Sử dụng kem chống nắng không chứa dầu và hạn chế dùng sản phẩm có các thành phần kích ứng, gây bít tắc lỗ chân lông
– Tránh cạo, nhổ lông để ngăn ngừa lông mọc ngược dễ sinh mụn trong chân mày.
– Tránh chạm vào mặt, thường xuyên vệ sinh điện thoại, khăn mặt, khăn tay.
– Nếu bắt buộc phải nhổ hoặc tẩy lông mày, các mẹ nên rửa mặt sạch bằng nước ấm trước khi bắt đầu, điều này giúp ngăn ngừa tình trạng lông mọc ngược.
– Đối với các mẹ thường xuyên trang điểm, nên chú ý tẩy trang thật sạch vùng lông mày trước khi sử dụng sữa rửa mặt.
Với phương châm lắng nghe “ngôn ngữ riêng” của mụn trong kỳ thai nghén, Dr. Mommy luôn mong muốn trở thành bác sĩ da liễu riêng cho từng người mẹ. Hy vọng qua bài viết này, những bà bầu nổi mụn ở chân mày đều có thêm thêm kiến thức và kinh nghiệm trị mụn, đồng thời biết cách bảo vệ an toàn cho bản thân và thiên thần sắp chào đời.
- Tham khảo thêm: Cách trị mụn cho bà bầu hiệu quả an toàn cho mẹ và bé
Tư vấn chuyên môn bài viết:
BS CKI. HUỲNH NGUYỄN DIỆU HUYỀN