2 Nguyên nhân gây mụn cho bà bầu

Bài viết này nhằm đề cập đến nguyên gây mụn cho bà bầu, là mụn trứng cá thường gặp nhất trong thai kì, giúp các mẹ bầu có một cái nhìn toàn diện hơn, qua đó kiểm soát được vấn đề mụn mà mình đang gặp phải.

Đặt vấn đề

Mang thai là giai đoạn mà hơn 90% phụ nữ gặp tình trạng mụn trong thai kỳ. Thông thường mụn xuất hiện phổ biến trong ba tháng đầu tiên thai kỳ. Tuy nhiên, nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong suốt tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba.

Người ta ghi nhận rằng sự bùng phát của mụn trứng cá phổ biến nhất vào khoảng tuần thứ tư hoặc thứ năm của thai kỳ, được cho là thời kì mà các hormone nội tiết tăng cường hoạt động.

Vậy ngoài yếu tố thay đổi nội tiết và các chuyển hóa xảy ra trong cơ thể, còn những yếu tố nào khác có thể trực tiếp/góp phần vào sự hình thành mụn trứng cá trong thai kì?

Cơ chế hình thành mụn

cơ chế hình thành mụn cho bà bầu

1. Sự tăng sinh chất bã trong tuyến bã nhờn

Chất bã nhờn được tổng hợp từ các tuyến bã có ở bề mặt da. Bình thường, da sẽ sản xuất một lượng bã nhờn vừa đủ để làm ẩm bề mặt. Từ đó, ngăn chặn sự khô da do mất nước từ môi trường. Đồng thời làm sạch các chất bụi và vi khuẩn tích tụ trong lỗ chân lông.

Khi có sự tăng tiết chất bã nhờn sẽ làm tắc nghẽn lỗ chân lông và hình thành nên các nhân mụn.

 2. Sự tăng sừng tại cổ nang lông

Có sự bất thường trong quá trình biệt hóa và tăng sinh của tế bào sừng tại ống dẫn nang lông; những tế bào sừng bị kết dính với nhau, tạo thành nút chặn, bịt kín miệng nang lông không cho chất bã thoát ra ngoài, làm cho chất bã ứ lại, dẫn đến tuyến bã phình to ra tạo nên nhân mụn

 3. Sự hiện diện và hoạt tính của vi khuẩn Propionibacterium acnes (P. acnes)

P. acnes là vi khuẩn kỵ khí, thường trú nhiều ở da ( đặc biệt là vùng nang lông tuyến bã). P.acnes có thể sinh mụn qua nhiều cơ chế:thủy phân triglycerides  tạo ra các acid béo có khả năng sinh nhân mụn, thúc đẩy sự tăng sinh và biệt hóa tế bào sừng, kết dính các tế bào sừng gây cản trở bài tiết chất bã, thu hút một lượng lớn bạch cầu đến tập trung tại các nang lông và gây ra phản ứng viêm, làm nặng thêm tình trạng mụn trứng cá.

 4. Phản ứng viêm

Hiện tượng viêm trong mụn trứng cá xảy ra dưới tác động của nhiều cơ chế:

– Đáp ứng miễn dịch của cơ thể thông qua các tế bào bạch cầu lympho

– Sự tổng hợp các chất trung gian tiền viêm trong tuyến bã nang lông

Thoạt đầu, khi bị mụn là các nhân mụn đầu đen hoặc nhân mụn ẩn. Khi quá trình tắc nghẽn vẫn xảy ra, các nang lông sẽ càng phình to, dẫn đến vỡ và gây nên các mụn viêm trên da với biểu hiện sưng, đỏ, đau.

KẾT LUẬN

Như vậy, dựa trên cơ chế hình thành mụn, ta dễ dàng nhận ra 2 nguyên nhân gây mụn là:

Sự bít tắc lỗ chân lông

Gây ra tình trạngh mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn ẩn. Sự bít tắc xảy ra 2 vị trí:
– Bít tắc bên trong lỗ chân lông: do tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, sản sinh quá nhiều gây bít tắc
– Bít tắc bề mặt: do lớp tế bào sừng bề mặt da quá dày gây bít tắc, hoặc do yếu tố bên ngoài như trang điểm dày, ô nhiễm khói bụi….

Vi khuẩn P.Acnes + Phản ứng viêm

Biểu hiện là mụn sưng viêm/đau, mụn mủ, mụn bọc và nặng hơn là mụn nang.

CẨM NANG TRỊ MỤN BẦU

Quyển sách giúp làn da mẹ đẹp mãi mãi 

"Làn da mình đã thay đổi ngoạn mục sau khi đọc Cẩm Nang Mụn Bầu này! Không còn tốn thời gian, tiền bạc vào những phương pháp thiếu an toàn và kém hiệu quả nữa" -- Chị Linh chia sẻ.

ĐỌC NGAY

This will close in 23 seconds

Index