Cách trị mụn trứng cá khi mang thai an toàn hiệu quả

mụn trứng cá khi mang thai

Tình trạng mọc mụn trứng cá khi mang thai khá phổ biến ở các mẹ bầu. Tuy vấn đề này không hề gây nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng việc tác động đến thẩm mỹ sẽ làm ảnh hưởng tâm lý chị em. Vậy tại sao phụ nữ mang thai lại bị mụn trứng cá? Có thể trị mụn khi đang mang thai không? Hãy cùng Dr. Mommy tìm hiểu qua bài viết sau.

Mụn trứng cá là gì?

Mụn trứng cá là kết quả của tình trạng viêm mãn tính xảy ra khi nang lông bị bít tắc. Lúc này, lớp bã nhờn/dầu nhờn kết hợp cùng bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Biểu hiện của mụn trứng cá cấp là các nốt mụn ẩn, mụn đầu trắng, mụn đầu đen hoặc thậm chí là mụn nhọt. Chúng thường xuất hiện nhiều vùng khác nhau trên mặt, trán, ngực, nách, hai bên bả vai.

Mụn trứng cá thường xuất hiện trên mặt của mẹ bầu
Mụn trứng cá thường xuất hiện trên mặt của mẹ bầu

Mụn trứng cá có thể phổ biến ở nhiều nhóm đối tượng, với nhiều độ tuổi khác nhau hoặc những người có làn da dầu. Nếu không biết cách chăm sóc và trị mụn, tình trạng mụn sẽ ngày càng nặng nề và có thể để lại nhiều di chứng khó chữa về sau.

Nguyên nhân khi mang thai bị nổi mụn trứng cá?

Sự hình thành phát triển của mụn trứng cá xuất phát từ 3 nguyên nhân chính là do tình trạng sản xuất dầu dư thừa, các tế bào da chết tích tụ và sự phát triển của các vi khuẩn trong nang lông. Mặc khác, làn da của các chị em bầu bì thường rất yếu ớt, vì vậy mà tình trạng mụn trứng cá cũng dễ xuất hiện hơn bình thường. Ngoài ra, dưới đây là một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển mụn trứng cá khi mang thai:

– Nội tiết tố. Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc nổi mụn trứng cá. Trong thời gian này, hormone progesterone và androgen sẽ được sản xuất nhiều hơn trong cơ thể khi mang thai. Đây là những hormone chịu trách nhiệm giúp bào thai phát triển. Tuy nhiên, các hormone này cũng gây ảnh hưởng đến quá trình bài tiết dầu trên da. Đó là lý do tại sao nhiều phụ nữ sẽ bị nổi mụn trứng cá trong giai đoạn bầu bì.

– Di truyền. Tuy chưa có những thông tin xác thực về việc di truyền mụn trứng cá, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng, phần lớn kết cấu da của con cái đều được di truyền từ cha mẹ và tổ tiên. Do đó, nếu trong gia đình có người bị mụn trứng cá, khả năng cao mẹ bầu cũng sẽ bị mụn. Hoặc tình trạng mụn có thể trầm trọng trong thời gian mang bầu.

– Đã từng sử dụng các loại thuốc. Nếu mẹ bầu đã từng sử dụng các loại thuốc trị mụn, kích thích nội tiết, corticosteroid và lithium, androgen,… thì có khả năng cao sẽ bị bùng phát mụn khi mang thai.

– Chế độ dinh dưỡng không lành mạnh. Dinh dưỡng đóng vai trò rất lớn cho sức khỏe và làn da của con người. Do đó, nếu mẹ bầu có thói quen ăn uống các thực phẩm kém lành mạnh, chứa nhiều dầu mỡ, chiên rán hoặc thường xuyên uống các thức uống có chứa cafein, cồn, nước uống có gas,… cũng rất dễ bị mọc mụn trứng cá.

Ngoài những nguyên nhân trên, các tác động từ bên ngoài cũng có thể khiến da mẹ bầu dễ bị nổi mụn trứng cá. Một số nguyên nhân điển hình phải kể đến như: Ô nhiễm môi trường, không gian sống nhiều bụi bẩn, sử dụng các sản phẩm trang điểm gây bít tắc lỗ chân lông, không chăm sóc da mặt,…

Bị mụn trứng cá khi mang thai có nguy hiểm không?

Nhìn chung, tình trạng bị mụn trứng cá khi mang thai không gây nguy hiểm cho sức khỏe của bà bầu hay thai nhi. Tuy nhiên, nó có thể gây ra một số khó chịu và ảnh hưởng đến sự tự tin của người bị mụn.

Mụn trứng cá khi mang thai xuất hiện do tăng sản xuất hormone dịch nội tiết tố androgen, estrogen và progesterone. Khi sản lượng hormone này tăng lên, tuyến bã nhờn sẽ hoạt động mạnh hơn và bài tiết nhiều dầu hơn, gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Từ đó hình thành mụn trứng cá. Do đó, hiện tượng này không hề gây nguy hiểm gì đến sức khỏe người mẹ.

Mụn trứng cá không hề gây nguy hiểm đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi
Mụn trứng cá không hề gây nguy hiểm đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu mụn trứng cá không được kiểm soát và được trị mụn kịp thời, nó có thể dẫn đến việc tình trạng mụn trầm trọng hơn, gây nên sẹo và tổn thương da. Vì vậy, việc chăm sóc và trị mụn trứng cá khi mang thai là rất cần thiết.

Nếu mẹ bầu bị mụn trứng cá khi mang thai, hãy tìm kiếm lời khuyên từ bác sĩ để biết cách chăm sóc và trị mụn an toàn cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Mụn trứng cá khi mang thai có trị được hay không?

Nhiều ý kiến cho rằng, phụ nữ mang thai không thể trị mụn. Nhưng trên thực tế thì việc trị mụn trứng cá vẫn có thể thực hiện. Tuy nhiên, do thai kỳ đang diễn ra, nên các phương pháp trị mụn phải được lựa chọn cẩn thận và phù hợp với tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Việc trị mụn trứng cá khi mang thai bao gồm rất nhiều phương pháp chăm sóc và trị mụn khác nhau. Mẹ bầu cần chọn lọc kỹ phương pháp, tránh sử dụng những sản phẩm chứa các hóa chất có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Để an toàn cho thai kỳ, tốt nhất mẹ nên đến bệnh viện để các bác sĩ phụ sản hoặc bác sĩ da liễu tư vấn, từ đó có liệu pháp trị mụn tốt nhất.

Cách trị mụn trứng cá khi mang thai an toàn hiệu quả?

Dưới đây là một số cách trị mụn trứng cá khi mang thai mà chị em có thể tham khảo:

Đến phòng khám để được tư vấn

Thông thường, tình trạng mụn sẽ giảm dần sau khi sinh con. Tuy nhiên, nếu mụn trứng cá ngày càng nặng và không thể kiểm soát, mẹ bầu nên đến phòng khám da liễu để được bác sĩ tư vấn. Tại phòng khám, các bác sĩ là người có đủ chuyên môn và kiến thức để đưa ra liệu pháp trị mụn phù hợp cho mẹ bầu.

Các mẹ bầu tại TP. HCM có thể đến phòng khám Dr. Mommy. Đây là phòng khám da liễu đầu tiên dành cho phụ nữ mang thai tại Việt Nam. Với các thiết bị thăm khám công nghệ cao, tay nghề trị mụn da với hơn 9 năm kinh nghiệm, các chị em sẽ có trải nghiệm trị mụn đảm bảo an toàn trong xuyên suốt thai kỳ.

Dr. Mommy - Phòng khám da liễu dành cho Mẹ Bầu & Mẹ Sau sinh
Dr. Mommy – Phòng khám da liễu dành cho Mẹ Bầu & Mẹ Sau sinh

Thêm vào đó, điểm nổi bật làm nên thương hiệu của Dr. Mommy chính là thiết bị y khoa chuyên dụng Cold Plasma. Máy PlasmaMed được Bộ y tế cấp phép sử dụng cho các Bệnh viện phụ sản lớn: bệnh viện Phụ Sản Trung ương, bệnh viện Từ Dũ, bệnh viện Tâm Anh,…Với ưu điểm không xâm lấn, không kháng sinh, không diệt tế bào lành, Cold Plasma diệt vi khuẩn mụn C.Acnes đến 99.99%. Đem lại hiệu quả giúp lành thương nhanh, giảm biến chứng thâm sẹo sau mụn, an toàn tuyệt đối cho mẹ bầu.

Đặc biệt, các bác sĩ Da liễu tại phòng khám Dr. Mommy đã nghiên cứu liệu pháp riêng dành cho từng loại da với 4 phương thức tác động trực diện bao gồm: Cơ học (Các chuyên viên sẽ lấy nhân mụn bằng tăm bông 100% theo quy chuẩn khoa học); hóa học (kết hợp quy tắc bôi thoa đúng – đủ tại nhà. kết hợp cùng hoạt chất trị mụn theo danh mục B/C của FDA. Một số mẹ có thể kết hợp thêm liệu trình chăm sóc da đặc biệt với các thành phần an toàn); Vật lý (Kết hợp sử dụng ánh sáng xanh và tia Cold Plasma trong trị mụn); Sinh học (Đưa ra phương pháp trị mụn, cải thiện mụn lâu dài bằng cách thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt). Với việc lên liệu pháp theo từng loại da của mẹ bầu, phương pháp này sẽ giúp loại bỏ yếu tố bít tắc lỗ chân lông, kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn. Từ đó, giúp da nhanh chóng phục hồi và tái tạo.

Hiện tại, Dr. Mommy vẫn đang duy trì mức giá ưu đãi đặc biệt cho dịch vụ trị mụn ẩn AT01 chỉ 699k dành cho các mẹ bầu lần đầu trải nghiệm. Đi kèm theo đó là nhiều chương trình tặng quà hữu cơ dành cho tất cả mẹ đến với phòng khám trong tháng 3. Với 150 phần quà từ Mukti Organics và 180 phần quà Juice Beauty đã sẵn sàng để gửi đến một nửa quan trọng của thế giới.

Dr. Mommy hiện tọa lạc tại 101A Nguyễn Văn Trỗi, P11, Phú Nhuận, TP.HCM mở cửa từ 09:00 – 19:30 Thứ 3 đến Chủ nhật – Nghỉ Thứ 2 hàng tuần. Các Mẹ có thể đến trực tiếp hoặc đặt lịch hẹn với bác sĩ qua hotline 0931462628 – 0906943438 – 0902752628.

Sử dụng các sản phẩm dành riêng cho bà bầu

Để trị mụn khi mang thai, mẹ bầu nên chọn các sản phẩm dưỡng da và trị mụn dành riêng cho mẹ bầu. Ngoài ra, những sản phẩm này phải được chứng nhận an toàn, không chứa thành phần gây hại cho thai nhi. Tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm trị mụn có chứa Isotretinoin, Tretinoin, Adaplene hay kháng sinh uống và các hóa chất khác gây hại đến quá trình phát triển của trẻ. Bên cạnh đó, mẹ bầu nên ưu tiên sử dụng các dòng sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, hữu cơ, không được chứa hóa chất, chất bảo quản, tạo mùi, tạo màu,….

Mẹ bầu có thể tham khảo các dòng trị mụn hữu cơ của nhà Juice Beauty và Mukti Organics. Đây là hai thương hiệu hữu cơ được chứng nhận bởi Tổ chức chính phủ USDA (Mỹ), ACO (Úc). Song song với sự an toàn đã được kiểm chứng, những sản phẩm trị mụn của thương hiệu Mukti Organics và Juice Beauty cũng được chứng minh lâm sàng với tình trạng mụn trứng cá.

Bộ sản phẩm trị mụn của thương hiệu Juice Beauty
Bộ sản phẩm trị mụn của thương hiệu Juice Beauty

Một số sản phẩm trị mụn mà mẹ bầu nên tham khảo bao gồm: Tinh Chất Trị Mụn Hữu Cơ Cho Bà Bầu Mukti Blemish Control, Serum Trị Mụn Hữu Cơ Juice Beauty Blemish Clearing Serum, Kem Dưỡng Cân Bằng Ẩm Kiểm Soát Dầu Mukti Aloe Vera Moisturiser, Sữa rửa mặt ngăn ngừa và trị mụn Juice Beauty Blemish Clearing Cleanser, Mặt Nạ Đất Sét Kiêm Tẩy Tế Bào Chết Thanh Lọc Da Hữu Cơ Cao Cấp Mukti Deep Cleanse Antioxidant Masque,…

Kiểm soát chế độ ăn uống

Kiểm soát và quản lý chế độ ăn uống cũng là một trong những cách ngăn ngừa mụn trứng cá hiệu quả. Để kiểm soát sự phát triển của mụn, mẹ bầu nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh. Tránh ăn những thực phẩm, thức uống có chứa đường và chất béo cao. Thay vào đó, mẹ nên tăng cường ăn rau xanh, trái cây và thực phẩm giàu chất dinh dưỡng khác. Phương pháp này không chỉ giúp cải thiện tình trạng mụn, còn giúp sức khỏe của mẹ được cải thiện đáng kể, giúp trẻ phát triển toàn diện.

Điều chỉnh thói quen chăm sóc da

Để giảm tình trạng mụn trứng cá, mẹ bầu nên giữ cho da luôn sạch sẽ. Tránh việc chà xát da quá mức khi tẩy trang và rửa mặt. Thay thế các sản phẩm làm sạch có chứa nhiều cồn bằng sản phẩm thiên nhiên hữu cơ, có độ pH vừa phải. Ngoài ra, mẹ cũng nên duy trì việc đắp mặt nạ đất sét mỗi tuần. Đây là mẹo giúp làn da thanh lọc và sạch sâu của nhiều Beauty Blogger đấy.

Dùng các sản phẩm tự nhiên

Bên cạnh những phương pháp trên, mẹ bầu cũng có thể tận dụng các nguyên liệu thiên nhiên ngay trong gian bếp. Dưới đây là một số nguyên liệu thiên nhiên có thể được sử dụng để trị mụn cho mẹ bầu:

– Nha đam: Nha đam có tính chất làm dịu và làm mát da, giúp giảm viêm và làm sạch da. Để trị mụn, mẹ bầu có thể cắt một miếng nha đam và thoa nó lên vùng da bị mụn. Duy trì mỗi ngày để có hiệu quả cao.

– Trà xanh: Trà xanh chứa các chất chống oxy hóa và kháng viêm, giúp làm giảm sưng tấy và đỏ da. Để trị mụn, chị em hãy thấm một miếng bông tẩy trang vào trà xanh và chấm nhẹ lên vùng da bị mụn.

– Cam thảo: Cam thảo có tính chất kháng viêm và làm dịu da, giúp giảm sưng và đỏ da. Để trị mụn, mẹ bầu có thể nấu nước cam thảo để rửa mặt mỗi ngày.

– Dầu oải hương: Dầu oải hương có tính chất chống viêm và giúp kháng khuẩn, giúp làm giảm mụn. Để trị mụn, mẹ bầu hãy thoa một ít dầu oải hương lên vùng da bị mụn. Lưu ý, một số mẹ bầu đang ốm nghén có thể cảm thấy khó chịu với hương thơm của oải hương. Trong trường hợp cảm thấy khó chịu, mẹ bầu có thể đổi nguyên liệu khác để thực hiện.

Ngoài những nguyên liệu trên, chị em cũng có thể sử dụng các sản phẩm chứa thành phần tự nhiên như dầu oliu, sáp ong, chanh, dưa chuột, trứng gà,… để mụn trứng cá khi mang thai. Tuy nhiên, các mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào, bao gồm các sản phẩm từ thiên nhiên. Mẹ bầu cũng nên kiểm tra thành phần của sản phẩm để đảm bảo rằng chúng là an toàn cho thai nhi. Ngoài ra, các mẹ bầu bị mụn viêm, chốc lở cũng không nên bôi linh tinh, tránh để vết thương ngày càng nhiễm trùng khiến tình trạng mụn càng trầm trọng hơn.

Trị mụn trứng cá khi mang thai cần lưu ý những gì?

Trong thời gian trị mụn trứng cá, mẹ bầu cần lưu ý một số điều sau đây để đảm bảo sự an toàn cho mẹ và thai nhi:

– Không nên tự ý sử dụng các sản phẩm trị mụn trứng cá: Ngay khi biết mình mang thai, mẹ bầu nên chọn các sản phẩm dưỡng da và trị mụn dành riêng cho phụ nữ mang thai. Ưu tiên các sản phẩm được chứng nhận an toàn và không chứa các thành phần gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ sản phẩm nào nhé.

– Không được áp dụng các phương pháp trị mụn trứng cá không an toàn: Tránh áp dụng các phương pháp nặn mụn không khoa học như bóp mụn, ép mụn hoặc chấm mụn bằng thuốc. Nếu không được nặn mụn đúng cách, việc này chỉ khiến nhân mụn ngày càng tụt sâu xuống dưới và khó trị mụn hơn.

– Chú ý đến chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của mụn trứng cá. Do đó, mẹ bầu nên kiểm soát chế độ ăn uống lành mạnh. Tránh ăn những thực phẩm có chứa nhiều đường, chiên rán,…. Bổ sung thêm nhiều dinh dưỡng từ trái cây, rau củ, các loại hạt để cơ thể luôn được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

– Giữ cho da luôn sạch sẽ: Việc giữ cho da luôn sạch luôn là điều quan trọng để có một nền da đẹp. Vì vậy, dù bận cách mấy, mẹ bầu hãy cố gắng dành chút thời gian để làm sạch da mỗi ngày nhé.

Đến phòng khám để được tư vấn và chăm sóc: Nếu tình trạng mụn trứng cá ngày càng trầm trọng, không được cải thiện, mẹ bầu nên tìm đến các phòng khám da liễu để được bác sĩ thăm khám và đưa ra liệu pháp trị mụn phù hợp. Các mẹ lưu ý, nhớ ưu tiên chọn những phòng khám da liễu dành cho phụ nữ mang thai, để các bác sĩ biết được tình trạng của mẹ và đưa ra phương pháp phù hợp nhất.

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề mụn trứng cá khi mang thai. Hy vọng thông tin này sẽ giúp chị em giải đáp những thắc mắc của mình. Nếu có bất cứ câu hỏi nào khác về mụn trứng cá và cách trị mụn, mẹ đừng ngần ngại liên hệ với Dr. Mommy qua hotline quen thuộc 0931462628 – 0906943438 – 0902752628 nhé!

CẨM NANG TRỊ MỤN BẦU

Quyển sách giúp làn da mẹ đẹp mãi mãi 

"Làn da mình đã thay đổi ngoạn mục sau khi đọc Cẩm Nang Mụn Bầu này! Không còn tốn thời gian, tiền bạc vào những phương pháp thiếu an toàn và kém hiệu quả nữa" -- Chị Linh chia sẻ.

ĐỌC NGAY

This will close in 23 seconds

Index