TOP 3 Cách Trị Mụn Thai Kỳ An Toàn Được FDA Phê Duyệt Mới Nhất

Cách Trị Mụn Thai Kỳ An Toàn Được FDA Phê Duyệt – Cập Nhật 2023

Nhằm chia sẻ những kiến thức giúp mẹ trị mụn trứng cá an toàn khi mang thai, Dr. Mommy cập nhật đến Mẹ thông tin về cách trị mụn thai kỳ được FDA phê duyệt mới nhất năm 2023. 

Tuy nhiên, mẹ phải tham khảo ý kiến của Bác sĩ Da liễu trước khi sử dụng bất kỳ phương pháp trị mụn nào để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của Mẹ & thai nhi cũng như đạt hiệu quả trị mụn tốt nhất.

>> Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Huỳnh Nguyễn Diệu Huyền.

1. Vấn đề mụn trứng cá trong thời kỳ mang thai

Mụn trứng cá là tình trạng rất phổ biến, trên thực tế số phụ nữ mang thai xuất hiện mụn trứng cá có thể chiếm hơn một nửa. Nguyên nhân cơ bản khiến mụn dễ xuất hiện trong thời gian này là do sự thay đổi nội tiết tố (chủ yếu ba tháng đầu thai kỳ). Nhiều nghiên cứu cho thấy, nồng độ của hormone androgen gia tăng khi mang thai, từ đó kích thích bã nhờn tiết ra nhiều hơn trên da, làm tắc nghẽn lỗ chân lông, dẫn đến mụn nhanh chóng sinh sôi và phát triển. 

Ngoài sự thay đổi nội tiết tố, các yếu tố về hệ miễn dịch, cách chăm sóc da, tiền sử mụn trứng cá… cũng có thể góp phần khiến mụn bùng phát. Nếu Mẹ đã từng bị mụn trước đây hoặc thường xuất hiện mụn nhất thời vào đầu chu kỳ kinh nguyệt thì nguy cơ bùng phát mụn là rất lớn, thậm chí có nhiều khả năng phải “sống chung” với mụn trong suốt giai đoạn mang thai, thậm chí kéo dài sau sinh.

Nếu nội tiết là nguyên nhân cốt lõi gây mụn, thông thường mụn trứng cá sẽ khởi phát cũng như trở nên tệ hơn vào 3 tháng đầu thai kỳ và nhanh chóng thuyên giảm. Tuy nhiên, do thời gian mụn “hoành hành” lâu với số lượng lớn nên sẽ để lại những vết thâm, sẹo lõm vĩnh viễn. Mặt khác, nếu nguyên nhân gây mụn đến từ các yếu tố khác thì dù mẹ sinh em bé xong, mụn sẽ không hết, thậm chí còn bùng phát dữ dội hơn.

Mụn trứng cá không phải vấn đề đe dọa đến sức khỏe, nhưng mụn lại tồn tại dai dẳng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ. Do đó, hầu hết mẹ bầu bị mụn đều cảm thấy buồn phiền, mất tự tin và luôn muốn tìm cho mình một giải pháp trị mụn hiệu quả nhất. 

Tuy nhiên, việc trị mụn trứng cá ở phụ nữ mang thai cần hết sức thận trọng, bởi nếu mẹ tự ý sử dụng các sản phẩm không thích hợp có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Do đó, Dr. Mommy sẽ giúp mẹ tiếp cận các thông tin y khoa về những liệu pháp trị mụn an toàn thai kỳ được FDA phê duyệt năm 2023 trong phần tiếp theo.

2. Những cách trị mụn thai kỳ an toàn được FDA phê duyệt năm 2023

Để trị mụn cho mẹ bầu hiệu quả, phương pháp đầu tiên phải kể đến là dùng thuốc Tây y. Tuy nhiên, đây cũng là phương pháp ít được mẹ lựa chọn vì lo sợ thuốc sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. 

Khi mang thai, mẹ bầu cần phải cẩn thận với tất cả mọi thứ, đặc biệt là thuốc uống lẫn thuốc thoa. Nhưng điều đó không có nghĩa tất cả các loại thuốc đều gây hại. Thực tế, vẫn có nhiều liệu pháp trị mụn thai kỳ bằng thuốc uống lẫn thuốc bôi được FDA phê duyệt an toàn cho mẹ & bé.

Bảng 1: Các phân loại rủi ro khi mang thai của Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA):

NHÓMÝ NGHĨA
Nhóm ACác nghiên cứu đầy đủ, có kiểm soát ở phụ nữ mang thai không cho thấy tăng nguy cơ bất thường thai nhi.
Nhóm B

Các nghiên cứu trên động vật không cho thấy bằng chứng nào về tác hại đối với thai nhi. Tuy nhiên, không có nghiên cứu đầy đủ và có kiểm soát ở phụ nữ mang thai. 

Hoặc là các nghiên cứu trên động vật cho thấy có tác dụng phụ, nhưng các nghiên cứu đầy đủ và có kiểm soát ở phụ nữ mang thai đã không chứng minh được nguy cơ đối với thai nhi.

Nhóm C

Các nghiên cứu trên động vật cho thấy có tác dụng phụ và không có nghiên cứu đầy đủ và có kiểm soát ở phụ nữ có thai. 

Hoặc không có nghiên cứu trên động vật đã được thực hiện và không có nghiên cứu đầy đủ và có kiểm soát ở phụ nữ mang thai.

Nhóm DCác nghiên cứu quan sát hoặc có kiểm soát đầy đủ ở phụ nữ mang thai đã chứng minh nguy cơ đối với thai nhi. Tuy nhiên, lợi ích của liệu pháp có thể lớn hơn nguy cơ tiềm ẩn.
Nhóm XCác nghiên cứu quan sát hoặc có kiểm soát đầy đủ trên động vật hoặc phụ nữ mang thai đã chứng minh bằng chứng mạnh mẽ về các bất thường của thai nhi. Việc sử dụng sản phẩm được chống chỉ định đối với phụ nữ đang hoặc có thể mang thai.
NAKhông có đánh giá về thai kỳ của FDA.

Dựa vào các dữ liệu được cung cấp bởi FDA, các Bác sĩ lâm sàng sẽ lên những liệu pháp trị mụn mang lại hiệu quả và đảm bảo an toàn cho mẹ bầu & thai nhi. 

Dr. Mommy đã tổng hợp lại các hoạt chất thuốc trị mụn an toàn có thể dùng được cho mẹ bầu. Tuy nhiên, mẹ cần tham khảo ý kiến của Bác sĩ Da liễu trước khi quyết định lựa chọn giải pháp trị mụn cho riêng mình.

A. Cách trị mụn thai kỳ bằng thuốc bôi

Thuốc bôi thường là phương pháp trị mụn được lựa chọn đầu tiên cho tình trạng mụn trứng cá nhẹ đến trung bình với tác dụng chuyên biệt như diệt khuẩn C.Acnes (còn gọi là P.Acnes), kiểm soát nhờn, tiêu nhân mụn, ngừa tái phát…

Cách Trị Mụn Thai Kỳ An Toàn Được FDA Phê Duyệt - Thuốc bôi

Bảng 2: Phân tích đặc tính của các hoạt chất trị mụn tại chỗ theo FDA

Hoạt chấtPhân loại FDACơ chế tác độngDạng bào chế (nồng độ)Lưu ý
Acid azelaicB– Kháng khuẩn

– Tiêu nhân mụn 

– Chống viêm 

– Chống tyrosinase

Cream (20%; cho da mụn), Gel (15%; cho da trứng cá đỏ)– Có thể dùng đơn trị liệu 

– Chưa ghi nhận P. acnes có thể kháng thuốc

– Có thể cải thiện chứng tăng sắc tố sau viêm

Benzoyl PeroxideC– Kháng khuẩn 

– Tiêu nhân mụn 

– Chống viêm

Wash, bar, pad, gel, mask, foam, lotion, cream (2.5–10%)– Có thể dùng đơn trị liệu

– Chưa ghi nhận P. acnes có thể kháng thuốc

– Có khả năng làm trắng vùng trị liệu

Salicylic acidC– Tiêu nhân mụn 

– Tiêu sừng

Lotion, cleanser, gel, cream foam, soap, toner, pads (0.5-6%)– Thường được dung nạp tốt

– Ít hiệu quả hơn axit azelaic hoặc benzoyl peroxide

ErythromycinBKháng sinhGel, solution, pad, ointment (2%) 

Kết hợp Erythromycin / benzoyl peroxide gel (3%/5%)

– Không nên dùng đơn trị liệu

– Khả năng vi khuẩn kháng thuốc sẽ giảm đi khi kết hợp với Benzoyl peroxide

ClindamycinBKháng sinhGel, lotion, solution, foam, swab (1%) 

Kết hợp Clindamycin / benzoyl peroxide gel (1%/5%, 1.2%/2.5%)

– Không nên dùng đơn trị liệu

– Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân có tiền sử bệnh tiêu hóa

– Khả năng vi khuẩn kháng thuốc sẽ giảm đi khi kết hợp với Benzoyl peroxide

TazaroteneX– Tiêu nhân mụn 

– Chống viêm

Cream, gel, foam (0.05%/0.1%)Chống chỉ định cho thai kỳ
TretinoinC– Tiêu nhân mụn 

– Chống viêm

Gel (0.01%/0.025 %/0.05%),

microsphere gel (0.04%/0.08%/ 0.1%), 

cream (0.02–0.1%), topical solution (0.05%)

Không khuyến cáo trong thai kỳ
AdapaleneC– Tiêu nhân mụn 

– Chống viêm

Lotion, cream (0.1%), Gel (0.1%/0.3%) Adapalene/benzoyl peroxide gel (0.1%/2.5%)Không khuyến cáo trong thai kỳ
DapsoneC– Chống viêm 

– Kháng khuẩn

Gel (5%)Nguy cơ thiếu máu ở mẹ thấp, tăng bilirubin máu sơ sinh, và thiếu máu tán huyết ở bệnh nhân bị thiếu men G6PD

=> Theo FDA, những hoạt chất trị mụn có trong thuốc bôi dùng được cho bà bầu:

  • Axit azelaic bôi tại chỗ: 

Axit azelaic (thường ở dạng kem bôi 20%) được xếp vào nhóm B và sử dụng an toàn trong thời kỳ mang thai bởi các nghiên cứu trên động vật cho thấy không có khả năng gây quái thai, nhưng dữ liệu trên người không tồn tại. Hoạt chất này đã được chứng minh có khả năng kháng khuẩn, tiêu mụn, chống viêm nhẹ, hỗ trợ giảm các rối loạn tăng sắc tố da như nám.

Trong các nghiên cứu, Axit azelaic bôi đã chứng minh hiệu quả trị mụn có thể so sánh được với tretinoin bôi tại chỗ, Benzoyl peroxide, Erythromycin và Tetracycline đường uống. Không có dấu hiệu cho thấy vi khuẩn P.Acnes có thể đề kháng với Axit azelaic. Sau khi bôi tại chỗ, khoảng 4% lượng thuốc sẽ được hấp thụ vào toàn thân.

  • Benzoyl peroxide bôi tại chỗ:

Benzoyl peroxide được xếp vào nhóm C, sẽ an toàn khi sử dụng với số lượng hạn chế trong thời kỳ mang thai (nồng độ từ 2.5 -5%). Benzoyl peroxide là một chất oxi hoá có đặc tính kháng khuẩn, làm tan mụn và chống viêm.

Về khả năng kháng của P.Acnes với Benzoyl peroxide vẫn chưa được xác định. Da chỉ hấp thụ khoảng 5% Benzoyl peroxide, còn lại sẽ được chuyển hóa hoàn toàn thành Axit benzoic (một chất phụ gia thực phẩm) và được bài tiết qua nước tiểu.

  • Kháng sinh bôi tại chỗ/uống:

Trong trị mụn viêm, Erythromycin và Clindamycin được xếp vào nhóm B, an toàn trong thời kỳ mang thai nếu được sử dụng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, cần thận trọng khi sử dụng thuốc này dạng uống cho những người có tiền sử bệnh đường tiêu hóa.

Clindamycin và Erythromycin làm giảm lượng P.Acnes trong tuyến bã bằng cách ức chế vi khuẩn tổng hợp protein và ngăn chặn mụn viêm. Kết hợp liệu pháp kháng sinh tại chỗ với Benzoyl peroxide (tối đa 5%) sẽ làm giảm nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc và cải thiện hiệu quả trị mụn.

  • Salicylic acid bôi tại chỗ:

Salicylic acid dạng bôi được xếp vào nhóm C, an toàn nếu sử dụng với nồng độ dưới 2% trong thời gian giới hạn. Không có nghiên cứu nào về việc sử dụng bôi tại chỗ cho người mang thai, mặc dù có ghi nhận dị tật ở phôi chuột sử dụng Axit salicylic và Aspirin đường uống.

Salicylic acid là một tác nhân tiêu sừng phổ biến ở thuốc trị mụn không kê đơn, giúp giảm mụn bằng cách tẩy tế bào chết trên da và giữ cho lỗ chân lông thông thoáng.

  • Dapsone bôi tại chỗ:

Dapsone bôi tại chỗ được xếp vào loại thai kỳ C và là một phương pháp trị mụn trứng cá được FDA chấp thuận vào năm 2005. Trong các nghiên cứu trên động vật không gây dị tật bẩm sinh với liều lượng cao. Nguy cơ thiếu máu ở người mẹ, cũng như tăng bilirubin máu và thiếu máu tán huyết ở trẻ sơ sinh, có liên quan đến Dapsone đường uống ở bệnh nhân thiếu hụt Glucose-6-phosphate dehydrogenase, nhưng nguy cơ thấp khi dùng Dapsone bôi tại chỗ.

Cần thận trọng khi sử dụng vì Dapsone xuất hiện tương đối nhiều trên thị trường gần đây và thiếu các nghiên cứu đánh giá an toàn cho thai kỳ. Đồng thời, Dapsone chỉ nên được kê đơn cho phụ nữ mang thai khi lợi ích rõ ràng hơn nguy cơ.

  • Retinoids bôi tại chỗ:

Retinoids bôi tại chỗ là dẫn xuất của vitamin A có khả năng trị mụn trứng cá, ngăn ngừa lão hóa  bởi thuộc tính kháng viêm và chống oxy hóa. Tại Hoa Kỳ, các hoạt chất này gồm Adapalene, Tretinoin và Tazarotene, trong đó Adapalene, Tretinoin được FDA xếp loại C, nghĩa là không có những dữ liệu nghiên cứu trên thai kỳ, Tazarotene xếp loại X (chống chỉ định cho thai kỳ). Retinol là một gốc Retinoids bôi tại chỗ không kê toa, cũng được xếp vào bảng C.

Bất chấp các báo cáo về các dị tật bẩm sinh có thể xảy ra, Adapalene và Tretinoin dạng bôi sẽ không có khả năng gây dị tật bẩm sinh nếu hấp thụ một lượng nhỏ. Tuy nhiên, vì tỷ lệ rủi ro trên lợi ích vẫn còn nhiều nghi vấn nên Adapalene và Tretinoin cũng không được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ mang thai.

B. Cách trị mụn thai kỳ bằng thuốc uống

Các liệu pháp đường uống chủ yếu được chỉ định cho những mẹ bị mụn trứng cá viêm nặng và trong những trường hợp không đạt được sự cải thiện khi sử dụng các liệu pháp tại chỗ. Và những loại thuốc uống này chỉ được dùng khi có chỉ định từ Bác sĩ Da liễu, vì có thể tiềm ẩn các tác dụng phụ.

Để trị mụn trứng cá trong thai kỳ, thứ tự ưu tiên của các loại kháng sinh đường uống được khuyến nghị là: penicillin/aminopenicillins, tiếp theo là cephalosporin và macrolide. Để ngăn ngừa kháng kháng sinh, không nên sử dụng kháng sinh đường uống đơn trị liệu mà nên kết hợp với Benzoyl peroxide hoặc Axit azelaic.

Cách Trị Mụn Thai Kỳ An Toàn Được FDA Phê Duyệt - Thuốc uống

Bảng 3: Phân tích đặc tính của các loại kháng sinh uống theo FDA

Hoạt chấtPhân loại FDALiềuLưu ý
ErythromycinB250–500 mg, 2–4 lần/ngày– Chưa nghiên cứu về việc dùng lâu dài trong thai kỳ

– Khả năng kháng thuốc giảm đi khi kết hợp với Benzoyl peroxide dạng bôi.

– Ngộ độc gan khi dùng erythromycin estolate; không khuyến cáo trong thai kỳ

AzithromycinBLiều đa dạng, như 250mg/ngày; Tuần 3 ngàyThay thế cho những bệnh nhân không đáp ứng hoặc không thể dung nạp erythromycin.
CephalexinB500mg, 2 lần/ngàyLo ngại về khả năng kháng lại Staphylococcus.
AmoxicillinB250-500mg, 2 lần/ngàySử dụng trong thời kỳ đầu mang thai có thể làm tăng nguy cơ sứt môi.
Trimethoprim/ sulfamethoxazoleC160/800mg, 2 lần/ngàyPhơi nhiễm trong tam cá nguyệt đầu tiên có liên quan đến sảy thai.
TetracyclineD250-500mg, 2 lần/ngàyTránh dùng trong thai kỳ vì có ảnh hưởng đến răng và xương thai nhi.
Minocycline hay DoxycylineD50-100mg, 1-2 lần/ngàyTránh dùng trong thai kỳ vì có ảnh hưởng đến răng và xương thai nhi.

=> Theo FDA, các kháng sinh đường uống được coi là an toàn trong thai kỳ gồm:

  • Erythromycin:

Erythromycin là nhóm kháng sinh kìm khuẩn macrolide được xếp vào loại B, an toàn trong thai kỳ khi dùng trong một vài tuần. Erythromycin có thể được coi là kháng sinh được lựa chọn để trị mụn trứng cá viêm nặng ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc trong thời gian dài (6 tuần) vẫn chưa được nghiên cứu. Đáng chú ý, dạng dẫn xuất estolate được chống chỉ định trong tất cả các tam cá nguyệt vì nguy cơ nhiễm độc gan ở mẹ.

  • Azithromycin:

Azithromycin là nhóm kháng sinh macrolide được FDA xếp vào nhóm an toàn đối với thai kỳ (nhóm B). Bởi các nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng Azithromycin đi qua nhau thai mà không gây tác động tiêu cực đến thai nhi. Azithromycin được coi là tương thích với mẹ bầu bị mụn trứng cá nhưng có ít dữ liệu an toàn hơn so với Erythromycin, và ưu điểm của Azithromycin bao gồm dùng liều hàng ngày do thời gian bán thải dài và ít gây rối loạn tiêu hóa hơn.

  • Amoxicillin:

Amoxicillin thuộc nhóm kháng sinh aminopenicillin và được FDA xếp vào loại thuốc an toàn dành cho thai kỳ nhóm B. Việc sử dụng thuốc này trong thời kỳ đầu mang thai có thể làm tăng nguy cơ sứt môi và hở hàm ếch, mặc dù các phát hiện không nhất quán. Amoxicillin có thể được sử dụng một mình hoặc kết hợp với các thuốc khác như một lựa chọn cho mụn trứng cá kháng trị. Nó có liên quan đến các tác dụng phụ gây đau bụng và buồn nôn.

  • Cephalexin/Cefadroxil:

Cephalexin là một cephalosporin thế hệ đầu tiên có đặc tính chống viêm và được xếp vào nhóm an toàn cho thai kỳ B. Cephalexin không liên quan đến dị tật thai nhi trong các nghiên cứu trên động vật, với dữ liệu được kiểm soát không đầy đủ từ các đối tượng trên người. Mặc dù có hiệu quả như một chất chống mụn trứng cá nhưng có một số lo ngại về sự phát triển của khả năng kháng lại Staphylococcus.

Tương tự Cephalexin, Cefadroxil là một cephalosporin thế hệ đầu tiên được xếp vào nhóm B, an toàn trong suốt thai kỳ vì không có báo cáo đầy đủ hoặc nghiên cứu được kiểm soát tốt về ảnh hưởng đến thai nhi. 

  • Trimethoprim/Sulfamethoxazole: 

Trimethoprim/ Sulfamethoxazole hoạt động như một chất đối kháng folate và được xếp vào nhóm thuốc C dành cho thai kỳ. Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng tiếp xúc với trimethoprim trong tam cá nguyệt đầu tiên có liên quan đến việc tăng gấp đôi nguy cơ sẩy thai. Do đó việc sử dụng trimethoprim-sulfamethoxazoleis được khuyến cáo chỉ sử dụng trong thai kỳ khi không có lựa chọn thay thế và khi lợi ích vượt trội hơn nguy cơ.

  • Prednisone:

Prednisone thuộc FDA thai kỳ loại C. Thuốc uống chống viêm dạng uống thuộc họ glucocorticoid. Được chỉ định dùng cho mụn u, mụn cục mật độ lớn, sau tam cá nguyệt thứ nhất. Có một số bệnh trong thai kỳ được chỉ định dùng Prednisolone, sau khi Bác sĩ sản khoa cân nhắc tác dụng và rủi ro. Có nguy cơ xảy ra một số bất thường cho thai nhi như: Tật hở hàm ếch, thiểu năng trí tuệ,… 

  • Kẽm: 

Kẽm sulfat được coi là loại thuốc C dành cho thai kỳ của FDA có khả năng kháng khuẩn, đặc tính chống viêm và chống bã nhờn, trong khi kẽm gluconat chưa được phân loại chính thức. Các nghiên cứu trên động vật và nghiên cứu trên người bao gồm cả phụ nữ mang thai được trị mụn trứng cá không cho thấy nguy cơ bất thường lên thai nhi, và nguy cơ gây hại cho thai nhi ở liều < 75 mg/ngày là rất thấp. 

TÓM LẠI:

Các cách trị mụn thai kỳ đường uống không được khuyến khích dùng để trị mụn khi mang thai trừ trường hợp bất khả kháng. Và Bác sĩ Dr. Mommy cũng lưu ý thêm cho các mẹ:

– Tránh hoàn toàn các hoạt chất có nguy cơ gây sảy thai, dị tật bẩm sinh như: Isotretinoin, Tazarotene, Tetracycline, Spironolactone…

– Không sử dụng thuốc trị mụn theo toa của người khác vì mỗi người có một chỉ định riêng biệt, tùy thuộc tình trạng mụn và nguyên nhân gây mụn…

– Không tùy ý sử dụng hoặc kết hợp các loại thuốc trị mụn với nhau mà chưa có chỉ định từ Bác sĩ, kể cả các hoạt chất lành tính.

Việc dùng thuốc trị mụn cho bà bầu sai cách luôn tiềm ẩn nguy cơ. Tại Việt Nam hiện chưa có thống kê cụ thể, nhưng một thống kê do cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã chỉ ra có 122 trường hợp sảy thai do dùng thuốc trị mụn không theo chỉ dẫn của Bác sĩ tại Mỹ năm 2007.

Vì thế việc trị mụn trứng cá trong giai đoạn mang thai đòi hỏi sự can thiệp của các Bác sĩ chuyên khoa Da liễu có kinh nghiệm và chuyên môn sâu. Một lần nữa, Dr. Mommy khuyên mẹ nên thăm khám trực tiếp với Bác sĩ Da liễu để đảm bảo an toàn cũng như có cách trị mụn thai kỳ tốt nhất. 

3. Cách trị mụn thai kỳ an toàn cho mẹ bầu từ Dr. Mommy

Ứng dụng liệu pháp trị mụn thai kỳ được FDA phê duyệt, Dr. Mommy đã thực hành lâm sàng cho hàng nghìn ca mụn và đúc kết được cách trị mụn thai kỳ cực kỳ an toàn và hiệu quả đảm bảo hết mụn cho mẹ bầu.

Tại Dr. Mommy, mẹ sẽ được Bác sĩ Da liễu có chuyên môn cao với hơn 6 năm kinh nghiệm trực tiếp tham vấn trong vòng 60 phút.  Sau khi xác định được gốc da và nguyên nhân cốt lõi gây mụn, Bác sĩ sẽ kê liệu pháp trị mụn cá nhân hóa an toàn cho từng trường hợp mẹ bầu vừa tối ưu được chi phí vừa mang đến hiệu quả trị mụn tốt nhất, tương ứng với 4 loại mụn phổ biến ở bà bầu:

3.1. Liệu pháp trị mụn ẩn cho bà bầu

  • Chỉ định: Mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn cám.
  • Mục tiêu: Loại bỏ nhân mụn, làm sạch bề mặt và thông thoáng nang lông. Giảm nhờn và bí tắc phòng ngừa sinh mụn mới. Làn da sạch mịn, sáng đều và dễ dàng nâng cấp dưỡng sáng chống lão hóa.
  • Điều trị tại cơ sở:
    Liệu trình lấy nhân mụn 4-6 buổi. Tần suất: 2 tuần/lần.
    Kết hợp Peel da trị mụn ẩn mờ thâm an toàn cho bà bầu . Tần suất: 4 tuần/lần.
    Duy trì liệu trình trị mụn ẩn 4 tuần/lần để da luôn sạch mịn.
  • Home-use: Sử dụng mỹ phẩm hữu cơ cao cấp Juice Beauty | Mukti Organics để chăm sóc ngừa mụn tại nhà.
  • Thời gian thấy hiệu quả: Chỉ sau 1 buổi trị mụn. Hiệu quả cải thiện tốt nhất sau 3 tháng giảm 85-95% mụn ẩn và còn cải thiện tiếp khi trị mụn định kỳ.

3.2. Liệu pháp trị mụn viêm nhẹ cho bà bầu

  • Chỉ định: Mụn viêm, mụn bọc, mụn mủ mức độ nhẹ/vừa. Không có nốt nang.
  • Mục tiêu: Loại bỏ ổ viêm, kiểm soát nhiễm khuẩn, lấy sạch nhân mụn ẩn. Tái tạo bề mặt da ngay sau mụn nằm tránh biến chứng tăng sắc tố sau viêm và sẹo lõm. Da sáng, lỗ chân lông se khít, mềm mịn.
  • Điều trị tại cơ sở:
    Liệu trình trị mụn viêm kết hợp chiếu tia Cold Plasma 6-8 buổi. Tần suất: 1 tuần/lần.
    Peel da trị mụn giảm thâm an toàn. Tần suất: 4 tuần/lần.
    Duy trì liệu trình trị mụn 3-4 tuần/lần sau khi đã khống chế mụn viêm.
  • Home-use: Bộ mỹ phẩm hữu cơ cao cấp Juice Beauty | Mukti Organics để chăm sóc da mụn tại nhà.
  • Thời gian thấy hiệu quả: Sau 4 buổi trị mụn. Hiệu quả cải thiện tốt nhất sau 3 tháng giảm trên 95% mụn viêm và còn cải thiện tiếp khi trị mụn định kỳ.

3.3. Liệu pháp trị mụn viêm nặng cho bà bầu

  • Chỉ định: Mụn viêm, mụn bọc, mụn mủ mức độ nặng, có nốt nang.
  • Mục tiêu: Loại bỏ ổ viêm nhiễm và dẫn lưu dịch mủ. Kiểm soát tái viêm và lây nhiễm. Ngăn chặn mụn mới xuất hiện, làn da mịn màng, sáng tông, ngừa thâm sẹo.
  • Điều trị tại cơ sở:
    Liệu trình trị mụn viêm nặng kết hợp chiếu tia Cold Plasma 6-10 buổi. Tần suất: 1 tuần/lần.
    Kết hợp Peel da trị mụn viêm (hoạt chất an toàn cho bà bầu). Tần suất: 4 tuần/lần.
    Duy trì liệu trình trị mụn 3-4 tuần/lần để da không tái mụn.
  • Home-use: Bộ mỹ phẩm hữu cơ cao cấp Juice Beauty | Mukti Organics để chăm sóc ngừa mụn tại nhà. Kết hợp thuốc bôi thoa theo chỉ định.
  • Thời gian thấy hiệu quả: Từ 5 buổi trị mụn. Hiệu quả cải thiện tốt nhất sau 4 tháng giảm trên 80% mụn viêm và còn cải thiện tiếp khi trị mụn định kỳ.

3.4. Liệu pháp trị mụn viêm corticoid cho bà bầu

  • Chỉ định: Mụn li ti, mụn đầu trắng, mụn viêm, nền da mỏng đỏ kích ứng.
  • Mục tiêu: Dập kích ứng, loại bỏ ổ viêm nhiễm và khống chế lây lan của vi khuẩn. Làm sạch nhân mụn và nuôi dưỡng hàng rào bảo vệ, tăng khả năng kháng viêm của da.
  • Điều trị tại cơ sở:
    Liệu trình trị mụn nhiễm corticoid kết hợp Peel da phục hồi và chiếu Cold Plasma 4-6 buổi. Tần suất: 1-2 tuần/lần.
    Liệu trình phục hồi cấp kỳ giảm kích ứng 2-4 buổi. Tần suất: 2 tuần/lần.
    Duy trì liệu trình trị mụn 4-6 tuần/lần để da không tái mụn.
  • Home-use: Bộ mỹ phẩm hữu cơ cao cấp Juice Beauty | Mukti Organics để chăm sóc phục hồi tại nhà. Kết hợp thuốc bôi thoa theo chỉ định.
  • Thời gian thấy hiệu quả: Từ 4 buổi trị mụn. Hiệu quả cải thiện tốt nhất sau 4 tháng giảm trên 80% mụn viêm và còn cải thiện tiếp khi trị mụn định kỳ.
Cách trị mụn thai kỳ an toàn tại Dr. Mommy
Cách trị mụn thai kỳ an toàn tại Dr. Mommy

Song song với liệu trình chuyên biệt, với một số Mẹ mụn mạn tính lâu năm, mụn nang mụn bọc, Bác sĩ Dr. Mommy sẽ kê toa thuốc an toàn theo danh mục FDA để nhanh chóng dập viêm chống lây lan. Đồng thời, với các Mẹ mụn nhẹ và vừa, Bác sĩ Dr. Mommy sẽ chỉ định riêng các sản phẩm trị mụn có chứng nhận hữu cơ ACO (Úc) & USDA (Mỹ) thay thế thuốc mà vẫn đảm bảo hiệu quả trị mụn. Đối chiếu trên Danh mục của FDA Hoa Kỳ, các dòng mỹ phẩm hữu cơ của Juice Beauty & Mukti Organics đều an toàn với bà bầu, được Bác sĩ da liễu khuyên dùng.

Bên cạnh sự an toàn đã được kiểm chứng, hiệu quả ngăn ngừa và trị mụn của Mukti Organics và Juice Beauty cũng được chứng minh lâm sàng mà không phải thương hiệu nào cũng có. Các sản phẩm được trải qua hàng ngàn cuộc nghiên cứu công phu, tỉ mỉ với đội ngũ chuyên gia trong phòng thí nghiệm Lâm sàng Độc lập, đảm bảo hiệu quả trị mụn tốt nhất.

Ngoài sản phẩm, tất cả các công nghệ trị mụn tại Dr. Mommy cũng được phê duyệt an toàn cho mẹ bầu khi đạt tiêu chuẩn FDA. Với ưu điểm không xâm lấn, không thuốc, không diệt tế bào lành, Cold Plasma diệt vi khuẩn mụn C.Acnes đến 99.99%, giúp lành thương nhanh, giảm biến chứng thâm sẹo sau mụn nhanh gấp 3 lần.

Dr. Mommy đã trị mụn dứt điểm cho 5,000+ Mẹ, 4.95/5 độ hài lòng và 98% Mẹ bầu tin tưởng giới thiệu cho bạn bè người thân. Để có được sự thành công đó, Dr. Mommy đã nỗ lực không ngừng, mang đến trải nghiệm tuyệt vời và sự hài lòng tuyệt đối cho Mẹ trong suốt gần 10 năm qua. Liệu trình trị mụn bà bầu tại Dr. Mommy đã bổ sung cho mẹ thêm một cách trị mụn thai kỳ an toàn và hiệu quả tuyệt vời.

 

DR. MOMMY – CHUYÊN GIA TRỊ MỤN RIÊNG CỦA MẸ

 

Bài viết “TOP 3 Cách Trị Mụn Thai Kỳ An Toàn Được FDA Phê Duyệt Mới Nhất” được tham khảo từ 2 nguồn sau:

CẨM NANG TRỊ MỤN BẦU

Quyển sách giúp làn da mẹ đẹp mãi mãi 
XEM CẨM NANG NGAY

This will close in 0 seconds

Index