Cách chăm sóc da mụn cho bà bầu

#Cách chăm sóc da mụn cho bà bầu đúng cách, an toàn cho mẹ và bé

Mụn trứng cá chỉ là một trong những vấn đề mà phụ nữ mang thai có thể gặp phải. Mụn không đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe, tuy nhiên có thể gây ảnh hưởng tới tâm lý người mẹ. Ngoài ra, nếu tự xử lý mụn bằng các sản phẩm không phù hợp cũng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi. Hãy cùng Dr. Mommy tìm hiểu về cách chăm sóc da mụn cho bà bầu qua bài viết dưới đây.

Da bà bầu bị nổi mụn nguyên nhân do đâu?

Mọc mụn trứng cá khi mang thai là tình trạng rất phổ biến, trên thực tế có hơn 50% mẹ bầu bị mọc mụn trong thai kỳ, đôi khi tình trạng mụn sẽ trở nên nghiêm trọng. Theo chuyên gia da liễu, nguyên nhân chủ yếu của việc mọc mụn là do thay đổi nội tiết tố, chủ yếu diễn ra trong 3 tháng đầu. Khi nồng độ nội tiết androgen tăng lên thì da càng kích thích tiết ra nhiều sebum (chất dầu, nhờn tự nhiên của da).

Mụn trứng cá trong thai kỳ có nguyên nhân chủ yếu do nội tiết tố thay đổi
Mụn trứng cá trong thai kỳ có nguyên nhân chủ yếu do nội tiết tố thay đổi

Trong thời gian này, nếu mẹ bầu không biết cách chăm sóc da, các tế bào chết, bụi bẩn và phần còn sót lại của lớp trang điểm sẽ kích thích tăng sinh vi khuẩn C.Acnes. Các vi khuẩn này thường cư trú trong các lỗ chân lông và nang lông và có nguồn thức ăn chính là bã nhờn, nên khi cơ thể tiết ra nhiều bã nhờn sẽ kích thích vi khuẩn phát triển mạnh mẽ. Từ đó tăng nguy cơ bít tắc lỗ chân lông và gây ra mụn.

Ngoài ra, việc mẹ bầu mọc mụn cũng có thể vì các nguyên nhân:

– Do chế độ dinh dưỡng không khoa học: Trong những tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu sẽ có những thời điểm thèm ăn “bất tử”, trong đó bao gồm cả các món ăn chưa bao giờ thích như: đồ ngọt, cay, nóng, chua,… Những thực phẩm này cũng là nguyên nhân khiến tăng sinh hormone, làm da đổ nhiều dầu, tăng nguy cơ gây ra mụn.

– Suy giảm hệ miễn dịch: Quá trình mang thai là lúc cơ thể mẹ bị suy giảm miễn dịch, sức khỏe giảm sút. Đây cũng là cơ hội để các vi khuẩn từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào da, gây bít tắc lỗ chân lông và hình thành mụn.

– Căng thẳng quá mức: Trong những tháng đầu, do ảnh hưởng từ việc biến đổi nội tiết, mẹ bầu không chỉ thay đổi về vóc dáng, mà tâm lý cũng sẽ có nhiều thay đổi. Nhiều mẹ bầu suy nghĩ quá nhiều, liên tục bị căng thẳng đến mức mất ngủ, cơ thể dễ mệt mỏi. Cơ thể mệt mỏi và thiếu ngủ cũng là một trong những nguyên nhân khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn, gây mọc mụn trong thai kỳ.

– Ốm nghén: Ốm nghén thường chỉ xuất hiện trong những tháng đầu của thai kỳ. Những triệu chứng như: nôn mửa, mệt mỏi, khó tiêu, chán ăn,… liên tục kéo dài cũng làm sức khỏe của mẹ đi xuống, từ đó gây suy giảm hệ miễn dịch, ảnh hưởng đến làn da.

– Bỏ qua việc chăm sóc da: Từ thời điểm mang thai, việc chăm sóc da đối với một số mẹ trở nên rất “xa xỉ”, một phần vì tâm lý sợ ảnh hưởng đến thai nhi, phần còn lại vì còn quá nhiều việc phải làm. Tuy nhiên, làn da của mẹ bầu rất nhạy cảm, việc “bỏ bê” chăm sóc da chỉ khiến da ngày càng bít tắc lỗ chân lông và nhanh lão hóa hơn.

– Có tiền sử sử dụng một số loại thuốc trị mụn: Nếu trước đó mẹ bầu đã từng sử dụng các loại thuốc như: corticoid, ức chế nội tiết androgen,… cũng có khả năng bùng phát mụn trong thai kỳ.

– Di truyền: Phần lớn tế bào da và chu trình thay da của con người là được di truyền từ bố mẹ. Vì thế nếu trong gia đình có người bị mụn, mẹ bầu mọc mụn khi mang thai có thể là điều không thể tránh khỏi.

Ngoài những nguyên nhân này, mẹ bầu cũng có thể bị nổi mụn do các yếu tố tác động như không thường xuyên giặt chăn gối,, sử dụng các loại mỹ phẩm chứa dầu, cồn hoặc silicone; không vệ sinh dụng cụ trang điểm, tiếp xúc nhiều với khói bụi, ô nhiễm môi trường,…

Bà bầu nổi mụn có ảnh hưởng gì đến thai nhi hay không?

Mọc mụn trong thai kỳ là hiện tượng bình thường và không gây ảnh hưởng gì đến sự phát triển của thai nhi. Đa phần tình trạng mụn sẽ khởi phát và trở nên tệ hơn vào những tháng đầu, nhưng sau đó sẽ nhanh chóng thuyên giảm nếu biết cách chăm sóc.

Tuy nhiên, để mụn “hoành hành” quá lâu và số lượng mụn lớn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ, gây khó chịu, thậm chí để lại vết thâm khó loại bỏ hoặc sẹo vĩnh viễn. Điều này có thể tạo tâm lý tiêu cực người mẹ, nhiều trường hợp cũng gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Theo các bác sĩ da liễu, nếu các nốt mụn không cải thiện, mẹ bầu nên tìm cách trị mụn phù hợp kết hợp cùng những cách chăm sóc da mụn cho bà bầu để giúp giảm mụn hiệu quả. Tránh tạo tâm lý tự ti gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bà bé.

Bà bầu thường bị mọc mụn ở đâu là nhiều?

Nguyên nhân mẹ bầu bị mọc mụn thường do nội tiết tố thay đổi. Mụn nội tiết bao gồm tổng hợp tất cả các loại mụn như: mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn sưng viêm, mụn mủ, mụn bọc, mụn nang,… Chúng có thể mọc ở nhiều vị trí như: mặt, lưng, cổ, thậm chí là cả nách và bẹn.

Phần lớn mẹ bầu bị nổi mụn trên khuôn mặt và lưng, trong đó khuôn mặt là khu vực bị ảnh hưởng thẩm mỹ nhiều nhất. Mụn nội tiết thường sẽ mọc các khu vực thường xuyên tiết nhiều dầu như ở quanh miệng, rãnh mũi má, cằm, quai hàm, sau đó sẽ là trán và dần dần lan ra các vị trí khác trên khuôn mặt.

Cách chăm sóc da mụn cho bà bầu an toàn

Nếu chăm sóc bình thường đã khó, thì chăm sóc da cho chị em mang thai lại càng khó khăn và cần nhiều sự kiên nhẫn hơn. Bởi mẹ bầu bị mọc mụn phần lớn là do ảnh hưởng của việc tăng sinh tuyến bã nhờn. Ngưng hoàn toàn việc tăng sinh tuyến bã nhờn là điều không thể, tuy nhiên mẹ bầu có thể chăm sóc da mụn từ sớm để tránh làm mụn bùng phát lên bằng các cách:

Thực hiện đủ bước làm sạch da

Làn da sạch là nguyên tắc cơ bản để trị mụn hiệu quả. Sau một ngày dài tiếp xúc với môi trường bên ngoài, làn da của mẹ bầu sẽ có rất nhiều bụi bẩn và tàn dư của lớp kem chống nắng, trang điểm phía dưới da. Trước khi chuyển qua các bước chăm sóc da, mẹ bầu hãy chắc chắn thực hiện đủ các bước làm sạch: tẩy trang và sử dụng sữa rửa mặt.

Lựa chọn sản phẩm trị mụn và dưỡng da phù hợp cho mẹ bầu

Để trị mụn, việc sử dụng các sản phẩm trị mụn và kem dưỡng là vô cùng cần thiết. Các sản phẩm trị mụn sẽ có công dụng giúp da hạn chế tiết dầu, gom cồi, giảm viêm và ngăn ngừa mụn tái đi tái lại nhiều lần. Bên cạnh đó, những sản phẩm dưỡng sẽ giữ chức năng giúp làm đều màu da, giảm thâm, làm lành da và ngăn ngừa sẹo hiệu quả.

Sử dụng kem trị mụn và kem dưỡng rất quan trọng đối với việc trị mụn
Sử dụng kem trị mụn và kem dưỡng rất quan trọng đối với việc trị mụn

Để lựa chọn các sản phẩm trị mụn và dưỡng da cho mẹ bầu, chị em nên chọn những sản phẩm có thành phần: BHA nồng độ dưới 2%, benzoyl peroxide,.. hoặc những sản phẩm được bác sĩ khuyên dùng. Tuyệt đối không sử dụng các thành phần chứa những thành phần gây ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ như: những thành phần có dẫn xuất từ vitamin A: Tretinoin, retinol liều cao và retinyl palmitate; Tetracycline; Tazorarotene; Isotretinoin, thuốc kháng androgen flutamide, SPIRONOLACTONE, DOXYCYCLINEvà minocycline, adapalene.

Sử dụng kem chống nắng hàng ngày

Không chỉ khi mang thai, kem chống nắng luôn luôn là sản phẩm cần thiết trong bất kỳ thời điểm nào mà chị em nên sử dụng. Ánh nắng mặt trời có rất nhiều tác hại đến da như: gây lão hóa, sạm nám,… Đối với những làn da bị mụn trong thai kỳ của mẹ bầu, việc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời khiến da dễ bị tăng sắc tố, khô, sần sùi khiến các nốt mụn trầm trọng và khó trị mụn hơn.

Ngoài những cách chăm sóc da trên, mẹ bầu nên thực hiện thêm số mẹo nhỏ giúp da giảm tiết bã nhờn, thanh lọc lỗ chân lông, phục hồi nhanh như:

– Sử dụng tẩy tế bào chết định kỳ: Tẩy tế bào chết là quá trình giúp thúc đẩy quá trình thay da, giúp da mụn phục hồi nhanh hơn. Mẹ bầu nên sử dụng các sản phẩm chứa thành phần lành tính, dịu nhẹ và phù hợp với mẹ bầu như AHA để giúp da loại bỏ tế bào chết, đồng thời làm sạch và nuôi dưỡng sâu.

– Sử dụng mặt nạ đất sét: Mặt nạ đất sét là mẹo làm làm đẹp và chăm sóc da mụn hiệu quả của nhiều chị em phụ nữ. Bởi tính chất thanh lọc mạnh nhưng không gây tổn thương cho da, đất sét có khả năng đào thải lượng dầu nhờn dư thừa trên da, đồng thời cung cấp các hoạt chất chống oxy hóa và acid béo cần thiết, từ đó giúp da sạch sâu và thanh tẩy.

– Xông hơi định kỳ: Xông da mặt kích thích quá trình lưu thông máu, giúp hấp thụ dưỡng chất hiệu quả hơn, đồng thời tái tạo các tế bào da mới, làm trẻ hóa và đàn hồi da.

– Peel da: Peel da cũng là một trong những cách giúp da được thành lọc hiệu quả. Lưu ý để an toàn cho mẹ và bé, mẹ bầu chỉ nên chọn các sản phẩm peel da có thành phần thiên nhiên để tránh kích ứng nhé.

Bên cạnh các cách chăm sóc da mụn cho bà bầu, việc tiếp nhận phương pháp trị mụn khoa học cũng là một trong những cách trị mụn an toàn và hiệu quả cho mẹ bầu. Trong trường hợp tự trị mụn tại nhà không hiệu quả, mẹ bầu nên tìm đến các phòng khám da liễu hoặc phòng khám trị mụn dành cho mẹ bầu để trị mụn.

Các mẹ bầu tại TP. HCM có thể đến phòng khám Dr. Mommy để được bác sĩ tư vấn. Tại đây, sau khi thăm khám da, các mẹ sẽ được tư vấn về liệu trình trị mụn da mụn phù hợp cho từng loại da cụ thể. Hiện tại phòng khám đang có các liệu trình trị mụn da mụn cho mẹ bầu bao gồm:

– Điều trị mụn không viêm (mụn đầu đen, mụn đầu trắng và mụn ẩn): Áp dụng đối với tình trạng da mới bị mụn, chưa có dấu hiệu thâm, sẹo. Phương pháp này giúp bài trừ bã nhờn, cân bằng độ pH, ngăn ngừa hình thành mụn mới.

– Điều trị mụn viêm (mụn ẩn, mụn đầu đen, mụn mủ): Phương pháp trị mụn áp dụng cho mụn đã bắt đầu viêm. Kết hợp trị mụn bằng công nghệ Cold plasma, diệt 100% vi khuẩn gây mụn P.Acnes, giúp tăng tốc liền thương gấp 3 lần.

– Điều trị mụn viêm nặng (mụn mủ, mụn bọc, mụn ẩn): Phương pháp được áp dụng trị mụn khi mụn đã viêm nặng, kết hợp với công nghệ Cold plasma, tăng tốc liền thương gấp 3 lần, kiểm soát ổ viêm và ngăn ngừa lây nhiễm chéo.

– Điều trị mụn ẩn, mụn viêm, mụn kích ứng không nhân: Phương pháp trị mụn nhiễm Corticoid, kết hợp nhiều phương pháp trị mụn chuyên sâu như: Tạo màng hydrolipid bảo vệ, tăng sinh collagen và elastin, Cold plasma, phục hồi da bị kích ứng do Corticoid.

– Điều trị kháng viêm diệt khuẩn mụn: Đây là phương pháp trị mụn cho da đã viêm quá nặng, liệu trình có hiệu quả giúp gom nhân mụn, trị mụn rối loạn hệ vi sinh vật trên da, tiêu diệt vi khuẩn C.Acnes. Đồng thời giúp Sạch khuẩn mụn, Demodex, giảm ngứa, giảm đỏ, tái tạo màng sinh học kháng viêm.

Hình ảnh bác sĩ của phòng khám Dr. Mommy tư vấn cho mẹ bầu
Hình ảnh bác sĩ của phòng khám Dr. Mommy tư vấn cho mẹ bầu

Đa phần các liệu trình trị mụn thấy rõ trong lần trị mụn đầu tiên, Dr. Mommy luôn cam kết thực hiện đủ 6 tiêu chuẩn trị mụn cá nhân hóa:

– Trung thực: Tư vấn trung thực về sản phẩm, liệu trình trị mụn.

– Tận tâm: Theo sát để đảm bảo hiệu quả trị mụn.

– Cầu thị: Liên tục cập nhật các kiến thức y khoa, phương pháp trị mụn mới nhất.

– Chuẩn y khoa: Cam kết tuân thủ kỹ thuật chuẩn y khoa trong tất cả các quy trình: khám, tư vấn, lên liệu pháp trị mụn và trị mụn.

– Chuẩn an toàn: Chỉ sử dụng các máy móc thiết bị được Bộ Y tế cấp phép, tất cả sản phẩm chăm sóc hoặc mỹ phẩm đều có quốc tế như USDA, ACO.

– Chuyên môn sâu: Hội tụ đội ngũ trị mụn có bề dày kinh nghiệm lâu năm. Các Bác sĩ và Dược sĩ có bằng cấp, Chuyên viên trị liệu có tay nghề hơn 6 năm.

Mỗi mẹ bầu sẽ có một làn da khác nhau, vì vậy những liệu trình trị mụn đôi khi chỉ là tương đối. Nếu mẹ bầu cần trị mụn hoặc cần bác sĩ tư vấn về những phương pháp trị mụn hiệu quả, có thể liên hệ hotine 0906.95.26.28 – 0906.943.438 hoặc đến trực tiếp phòng khám để được bác sĩ thăm khám.

Chăm sóc da mụn cho bà bầu cần lưu ý những gì?

Chăm sóc da mụn cho bà bầu trong thời gian mang thai phần lớn phụ thuộc vào sự kiên trì của người mẹ. Để cải thiện da, mẹ bầu nên tạo thành thói quen cho việc chăm sóc da để giúp da giảm mụn hiệu quả và khỏe đẹp hơn. Ngoài việc chăm sóc, mẹ bầu cần lưu ý thêm những thói quen sau để tránh làm tình trạng mụn tồi tệ hơn:

– Không cạy, gãi, bóp, lấy nhân mụn nếu chưa vệ sinh da mặt, vệ sinh tay và dụng cụ. Nếu muốn lấy nhân mụn, tốt nhất mẹ bầu nên đến phòng khám để các kỹ thuật viên hỗ trợ, tự ý nặn mụn tại nhà có thể làm tình trạng mụn nặng thêm, dễ gây ra thâm sẹo lâu dài.

– Cung cấp đủ độ ẩm cho da bằng cách uống nhiều nước tinh khiết. hạn chế các thức uống có gas, cồn và chứa nhiều caffeine.

– Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng với các loại rau củ, trái cây tươi, rau cải, bơ và các loại hạt. Tránh các thực phẩm chứa đường tinh chế và thực phẩm chế biến sẵn.

– Nghỉ ngơi và để tinh thần thư giãn. Tránh căng thẳng và mệt mỏi liên tục gây tăng sinh tuyến bã nhờn, dễ hình thành mụn.

– Thường xuyên vệ sinh giường gối, khăn tắm, điện thoại và môi trường sinh sống.

– Hạn chế chạm tay vào mặt; thay khẩu trang thường xuyên; giặt mũ nón, băng đô nếu thường xuyên đeo.

– Để mái tóc sạch, gội đầu thường xuyên. Đặc biệt đối với tóc bị dầu và da đầu có dầu, cố gắng không để tóc chạm vào mặt, nên để mái dài, cột hoặc búi cao lên.

– Chỉ nên sử dụng các sản phẩm dưỡng, chăm sóc da hoặc trang điểm không cồn và dầu khoáng. Cồn và dầu khoáng để có thể làm kích ứng và gây bít tắc lỗ chân lông. Tốt nhất nên chọn các sản phẩm hữu cơ hoặc được chứng nhận an toàn với phụ nữ mang thai để sử dụng.

Ăn các thực phẩm chứa nhiều đường cũng khiến tăng sinh tuyến bã nhờn, tăng nguy cơ gây mụn
Ăn các thực phẩm chứa nhiều đường cũng khiến tăng sinh tuyến bã nhờn, tăng nguy cơ gây mụn

Trong hành trình mang thai, có lẽ mẹ bầu sẽ còn gặp rất nhiều các vấn đề khác không chỉ riêng về mọc mụn. Hy vọng rằng những chia sẻ về cách chăm sóc da mụn cho bà bầu này sẽ giúp các mẹ bớt được phần nào gánh lo về ngoại hình. Chúc các mẹ bầu luôn xinh đẹp và có một thai kỳ khỏe mạnh!

CẨM NANG TRỊ MỤN BÀ BẦU

Quyển sách giúp làn da mẹ đẹp mãi mãi

Quyển cẩm nang này đã giúp mình không còn tốn thời gian, tiền bạc vào những cách trị mụn thiếu khoa học trên Tóp Tóp nữa.
-Ms. Kim Duyên-

ĐỌC CẨM NANG NGAY

This will close in 0 seconds

Làm việc T3–CN (09:00 – 19:30). NGHỈ T2.
Hotline: 0906 943 438

Làm việc T3–CN (09:00 – 19:30). NGHỈ T2.
96 Hoa Lan, Phường 02, Phú Nhuận, TP.HCM
Hotline: 0906 943 438

This will close in 0 seconds

Index