#Bà bầu nặn mụn được không, cần lưu ý gì khi nặn mụn

Bà bầu nặn mụn được không

Nổi mụn khi mang thai là một trong những tình trạng thường gặp ở các mẹ bầu, đặc biệt ở các mẹ bước vào tháng tam cá nguyệt đầu tiên. Vậy trong thời mang thai kỳ, bà bầu nặn mụn được không và cần lưu ý những gì khi nặn mụn? Xem hết bài viết này để tham khảo thêm thông tin nhé!

Bà bầu mọc mụn nhiều nguyên nhân do đâu?

Trong thai kỳ, cơ thể người mẹ sẽ sản xuất nhiều bã nhờn hoặc dầu hơn bình thường, sau đó cùng tế bào da chết bị tắc nghẽn trong lỗ chân lông gây tăng sinh vi khuẩn C.Acnes.

Trên thực tế, C.Acnes (Cutibacterium acnes) là vi khuẩn luôn tồn tại trên da, thuộc nhóm vi khuẩn gram dương. Chúng sinh sống trong môi trường kỵ khí, thường cư trú trong các lỗ chân lông và nang lông. Nguồn thức ăn chính của nhóm vi khuẩn này là bã nhờn, nên khi cơ thể tiết ra nhiều bã nhờn sẽ kích thích chúng sinh sôi và phát triển nhanh chóng. Vì vậy, C.Acnes cũng được coi là nguyên nhân chính gây ra các loại mụn như: mụn mủ, mụn viêm, mụn bọc.

Sản xuất nhiều dầu nhờn làm tăng nguy cơ gây ra mụn
Sản xuất nhiều dầu nhờn làm tăng nguy cơ gây ra mụn

Mặt khác, cơ thể của phụ nữ trong thời kỳ mang thai có rất nhiều thay đổi. Việc kích thích tuyến bã nhờn, gây ra sự sinh sôi không ngừng của vi khuẩn C.Acnes có thể đến từ các nguyên nhân:

– Rối loạn nội tiết tố: Thay đổi nội tiết tố estrogen, progesterone và nồng độ hormone androgen có thể làm kích hoạt da sản xuất nhiều dầu, điều này khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn, làm tăng nguy cơ bị nổi mụn trong thời gian mang thai.

– Suy giảm hệ miễn dịch: Làn da của phụ nữ mang thai thường nhạy cảm và yếu hơn bình thường do sự suy giảm miễn dịch. Thời điểm này cũng tạo cơ hội cho các yếu tố như vi khuẩn, bụi bẩn từ môi trường bên ngoài xâm nhập, đây cũng là nguyên nhân có thể là nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ bị nổi mụn.

– Stress: Mang thai không chỉ làm các mẹ thay đổi về vóc dáng, mà tâm lý cũng có nhiều biến đổi. Nhiều mẹ liên tục bị căng thẳng dẫn đến cơ thể dễ mệt mỏi, khó ngủ. Cơ thể mệt mỏi, thiếu ngủ cũng là một trong những nguyên nhân gây tăng sinh tuyến bã nhờn, làm da đổ nhiều dầu, tăng nguy cơ gây ra mụn trong thai kỳ.

– Chế độ dinh dưỡng kém khoa học: Phụ nữ mang thai “bất thình lình” thèm các món ăn như: đồ chua, ngọt, thức ăn cay nóng là chuyện bình thường. Tuy nhiên các món ăn này cũng là nguyên nhân gây tăng sinh hormone, làm da đổ nhiều dầu, gây bít tắc lỗ chân lông.

– Ốm nghén: Đa số triệu chứng nghén bắt đầu sớm từ tuần thứ 4 – 6 của thai kỳ và ít dần sau ba tháng đầu. nhưng cũng có một số mẹ có tình trạng ốm nghén kéo dài và khó kiểm soát hơn. Ốm nghén khiến mẹ bị khó chịu, đầy hơi, buồn nôn, khó ăn uống, khó ngủ. Những tình trạng này liên tục kéo dài làm sức khỏe của mẹ đi xuống, từ đó cũng ảnh hưởng đến làn da.

– Không chăm sóc da: Nhiều mẹ lo lắng sử dụng các sản phẩm chăm sóc da sẽ ảnh hưởng đến trẻ trong thời gian mang thai, nên lựa chọn loại bỏ tất cả các sản phẩm chăm sóc. Tuy nhiên, làn da của các mẹ bầu bì rất nhạy cảm, việc “bỏ đói” làn da chỉ khiến cho da mẹ trở nên yếu ớt và dễ nổi mụn hơn.

Ngoài những nguyên nhân trên, các mẹ bầu cũng có thể bị nổi mụn do sự tác động của các yếu tố như không vệ sinh chăn gối, không gian sống nhiều bụi, không vệ sinh dụng cụ trang điểm thường xuyên, tiếp xúc nhiều với khói bụi, ô nhiễm môi trường,…

Nhìn chung, các mẹ có thể kiểm soát được tình trạng tiết bã nhờn do hoạt động bên ngoài. Tuy nhiên, tăng sinh tuyến bã nhờn chịu ảnh hưởng rất nhiều từ việc thay đổi nội tiết tố. Vì vậy, ngưng hoàn toàn tình trạng tăng sinh bã nhờn trong thời gian mang thai là điều không thể. Nhưng các mẹ có thể ngăn ngừa mụn từ sớm bằng những cách trị mụn khoa học và duy trì phương pháp chăm sóc da đúng cách.

Da mẹ bầu nổi mụn vì nhiều nguyên nhân khác nhau
Da mẹ bầu nổi mụn vì nhiều nguyên nhân khác nhau

Bà bầu nặn mụn được không, nên hay không nên tự nặn?

Bà bầu nặn mụn được không là thắc mắc của nhiều chị em trong thời gian mang thai. Theo góc nhìn của các bác sĩ da liễu, nặn mụn giúp loại bỏ nhân mụn và chất nhờn ra khỏi bề mặt da, hành động này giúp triệt tiêu vi mụn, làm sạch ổ viêm, đồng thời giúp lỗ chân lông thông thoáng hơn.

Thế nhưng, ngay khi da xuất hiện mụn, các mẹ thường có thói quen sờ, bóp, cạy hoặc cố nặn. Phương pháp không khoa học này khiến các vi khuẩn xâm nhập và dễ dàng lây lan đến các vùng da khác hơn. Ngoài ra, các dụng cụ nặn mụn thô sơ, chưa được tiệt trùng đúng cách, khi tạo ra các vết thương hở khi nặn mụn cũng tiềm ẩn các loại vi khuẩn xâm nhập vào da, tạo thành các ổ viêm lớn hơn. Đồng thời, khi các mẹ tự nặn mụn có thể đẩy vi khuẩn và mủ vào sâu hơn trong da, gây sưng tấy và đỏ da hoặc thâm.

Các mẹ không nên tự nặn mụn tại nhà nếu không nắm được các thao tác lấy nhân mụn đúng cách. Tuy nhiên, chần chừ trị mụn trong thai kỳ cũng là một sai lầm. Bởi vòng luẩn quẩn khi nặn mụn lâu ngày chỉ tạo ra những vùng thâm, tổn thương liên tiếp trên da, gây ra sẹo rỗ rất khó trị mụn ngay cả sau khi sinh xong đồng thời cấu trúc da bị hư tổn vĩnh viễn.

Tốt nhất nếu muốn trị mụn trong thai kỳ đúng cách, các mẹ nên tìm đến các phòng khám da liễu chuyên dành cho phụ nữ mang thai để được bác sĩ tư vấn.

Cách trị mụn cho bà bầu hiệu quả và an toàn nhất?

Vì đang trong thai kỳ, phụ nữ mang thai cần phải đặc biệt chú ý để bảo vệ an toàn cho cả mẹ và bé. Các mẹ bầu có thể tham khảo các trị mụn sau:

Liệu trình trị mụn hiệu quả và an toàn cho bà bầu

Điều trị mụn cho phụ nữ khi đang mang thai đòi hỏi nhiều yếu tố, trong đó an toàn luôn là yếu tố cần đặt lên hàng đầu. Bởi song song việc trị mụn cho mẹ, bắt buộc phải đảm bảo sự an toàn cho sự phát triển của phôi thai. Vì thế khi bắt đầu tiếp nhận các liệu trình trị mụn trong thai kỳ, các mẹ cần có sự đồng hành của bác sĩ da liễu.

Tại Việt Nam có rất nhiều phòng khám và spa trị mụn da dành cho phụ nữ, tuy nhiên không có quá nhiều cơ sở trị mụn dành riêng cho phụ nữ mang thai. Dr. Mommy là phòng khám tiên phong, đầu tiên tại Việt Nam chuyên trị mụn cho mẹ bầu. Sau khi thăm khám, các mẹ sẽ được các bác sĩ phân tích da trực tiếp để xác định nguyên nhân cốt lõi, gốc da và tình trạng mụn của mẹ. Từ đó đưa ra liệu pháp chi tiết và phù hợp cho từng trường hợp cụ thể.

Các liệu trình trị mụn tại Dr. Mommy hầu như đều có hiệu quả ngay từ lần trị mụn đầu tiên, các mẹ có thể tham khảo các liệu trình sau:

– TR-1: Điều trị mụn không viêm: mụn đầu đen, mụn đầu trắng và mụn ẩn. Liệu trình đem lại hiệu quả:

+ Kỹ thuật lấy nhân mụn bằng tăm bông tiêu chuẩn mà không gây tổn thương cấu trúc da, giúp thông thoáng lỗ chân lông, ngăn ngừa sẹo lõm.

+ Bài trừ bã nhờn, cân bằng độ pH, ngăn ngừa hình thành mụn mới.

– TR-2: Điều trị mụn viêm nhẹ: mụn ẩn, mụn đầu đen, mụn mủ. Liệu trình đem lại hiệu quả:

+ Diệt 100% vi khuẩn gây mụn C.Acnes, vi khuẩn kháng thuốc, chống nhiễm trùng, tăng tốc liền thương gấp 3 lần.

+ Tăng sinh collagen và elastin ngừa sẹo lõm bằng công nghệ ưu việt Cold plasma.

– TR-3: Điều trị mụn viêm nặng: mụn mủ, mụn bọc, mụn ẩn. Liệu trình đem lại hiệu quả:

+ Diệt 100% vi khuẩn gây mụn C.Acnes, bao gồm cả một số vi khuẩn kháng thuốc, chống nhiễm trùng.

+ Đồng thời giúp tăng tốc liền vết thương gấp 3 lần.

+ Giúp kiểm soát ổ viêm và ngăn ngừa lây nhiễm chéo.

+ Tăng sinh collagen và elastin ngừa sẹo lõm bằng công nghệ ưu việt Cold plasma.

Trước khi trị mụn, các mẹ sẽ được bác sĩ thăm khám da và tư vấn trực tiếp
Trước khi trị mụn, các mẹ sẽ được bác sĩ thăm khám da và tư vấn trực tiếp

– TR-4: Điều trị mụn nhiễm Corticoid: mụn ẩn, mụn viêm, mụn kích ứng không nhân. Liệu trình đem lại hiệu quả:

+ Diệt 100% vi khuẩn gây mụn C.Acnes, vi khuẩn kháng thuốc, giảm đỏ, giảm kích ứng, Demodex, chống nhiễm trùng, tăng tốc liền thương.

+ Tạo màng hydrolipid bảo vệ, tăng sinh collagen và elastin ngừa sẹo lõm bằng công nghệ ưu việt Cold Plasma.

+ Giảm tình trạng tắc nghẽn nang lông, phục hồi làn da đang kích ứng do nhiễm corticoid.

+ Thải độc da giúp cân bằng điều tiết tuyến dầu và giảm bã nhờn.

– TR-5: Điều trị kháng viêm diệt khuẩn mụn: chỉ định cho mụn viêm, mụn bọc, mụn mủ và đáp ứng viêm mạnh. Liệu trình đem lại hiệu quả:

+ Sạch khuẩn mụn, Demodex, giảm ngứa, giảm đỏ, tái tạo màng sinh học kháng viêm.

+ Tia Cold Plasma giúp trị mụn rối loạn hệ vi sinh vật trên da, tiêu diệt vi khuẩn C.Acnes dai dẳng kháng thuốc.

+ Giảm viêm, gom nhanh nhân mụn, thúc đẩy quá trình trị mụn.

+ Kết quả liệu trình tùy thuộc theo tình trạng da và chỉ định từ bác sĩ da liễu.

Ngoài những liệu trình cơ bản, các bác sĩ/dược sĩ tại Dr. Mommy luôn mong muốn được khám da và tư vấn trực tiếp về tình trạng da của từng khách hàng. Từ đó đưa ra những phương pháp hoặc liệu pháp trị mụn an toàn và phù hợp nhất cho từng người mẹ. Để đặt lịch hẹn khám với bác sĩ, các mẹ đừng ngần ngại liên hệ ngay với hotline 0906.95.26.28 – 0906.943.438 để được tư vấn nhé.

Sử dụng các loại kem, serum trị mụn cho bà bầu

Để trị mụn trong thai kỳ an toàn và hiệu quả, mẹ bầu nên chọn những sản phẩm trị mụn lành tính, không chứa các chất hóa học và đặc biệt phải phù hợp với phụ nữ mang thai. Các mẹ có thể tham khảo các dòng sản phẩm trị mụn hữu cơ sau đây để đảm bảo an toàn:

Serum trị mụn hữu cơ an toàn thai kỳ Juice Beauty Blemish Clearing Serum (60ml)

Là dòng serum đoạt giải nhất trong các sản phẩm trị mụn nội tiết tố của Total Beauty, Serum trị mụn hữu cơ an toàn thai kỳ Juice Beauty Blemish Clearing Serum chiết xuất thiên nhiên 100%, tuyệt đối an toàn cho bà bầu. Với các thành phần trị mụn hữu cơ như: chiết xuất từ beta hydroxy axit (vỏ cây chi liễu), chiết xuất vitamin C trái cây, Q10, lô hội, trà xanh, trà trắng, chanh, táo,… Juice Beauty Blemish Clearing Serum được các bác sĩ da liễu khuyên dùng cho mẹ bầu trong và sau khi sinh.

Sản phẩm mang lại hiệu quả:

– Giảm và ngừa mụn, dưỡng ẩm và ngừa thâm sẹo.

– Chống nắng và ngừa lão hoá cho làn da nhạy cảm.

– Làm mềm mại làn da và kết cấu da

– Tái tạo làn da và làm sáng da

– Cấp nước cho da và làm giảm viêm

(*) Juice Beauty Blemish Clearing Serum thích hợp với mọi loại da, an toàn tuyệt đối cho mẹ và bé, rất tốt và hiệu quả cho các mẹ sau sinh.

Tinh Chất Trị Mụn Hữu Cơ Cho Bà Bầu Mukti Blemish Control (15ml)

Tinh Chất Trị Mụn Hữu Cơ Cho Bà Bầu Mukti Blemish Control cũng là sản phẩm đặc trị dùng để trị mụn được các bác sĩ da liễu khuyên dùng cho mẹ bầu và mẹ sau sinh. Sản phẩm được bào chế từ các thành phần: thực vật có dược tính bản địa Úc như Mận Kakadu, Lựu bản xứ, quả Sơn Tiêu và Đào Kunzea,… đem lại công dụng tuyệt đối an toàn cho mẹ bầu:

– Giúp kháng viêm, ngăn ngừa viêm nhiễm lan rộng và giảm ửng đỏ.

– Làm khô và gom nhân mụn nhanh, thu nhỏ lỗ chân lông.

– Hỗ trợ mờ các vết thâm mụn, sẹo mụn sau khi hết mụn.

– Xoa dịu và giảm bùng phát, loại bỏ dầu nhờn.

– Hỗ trợ quá trình lành mụn nhanh hơn, hạn chế bùng phát mụn.

Tinh chất Mukti Blemish Control là sản phẩm hoàn hảo cho da nhờn/hỗn hợp thiên nhờn. Tuy nhiên, sản phẩm này không phải kem dưỡng, chỉ dùng để trị mụn tại điểm bị mụn.

Các phương pháp trị mụn tự nhiên

Hiện nay có rất nhiều nguyên liệu từ thiên nhiên chứa nhiều thành phần phù hợp để dưỡng da. Cụ thể, đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa cao từ những nguyên liệu: mật ong, chanh, nghệ tươi, dầu dừa, tràm trà, yến mạch, rau má… cũng giúp loại bỏ các tác nhân gây mụn.

Tuy nhiên, làn da của các mẹ trong thời gian thai kỳ rất mỏng manh, mặt khác, các phương pháp trị mụn từ thiên nhiên cũng ít có những kiểm chứng về độ an toàn cho bà bầu. Nếu đang trị mụn và muốn kết hợp sử dụng các phương pháp từ thiên nhiên, các mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh kích ứng da nhé.

Da của mẹ trong thai kỳ thường rất yếu, các mẹ bầu nên cẩn thận khi sử dụng bất cứ sản phẩm nào
Da của mẹ trong thai kỳ thường rất yếu, các mẹ bầu nên cẩn thận khi sử dụng bất cứ sản phẩm nào

Trị mụn cho bà bầu cần lưu ý những gì?

Để chăm sóc da mụn trong thời gian mang thai, các mẹ hãy lưu ý những mẹo chăm sóc da dưới đây để có kết quả trị mụn tối ưu nhất:

Chăm sóc da từ bên ngoài:

– Làm sạch da mặt là nguyên tắc làm đẹp hàng đầu khi trị mụn. Vì vậy, mỗi ngày dù có bận rộn cách mấy, các mẹ cũng nên tẩy trang và rửa mặt 2 lần bằng sản phẩm sữa rửa mặt chuyên dụng dành cho phụ nữ mang thai nhé.

– Sau khi rửa mặt, hạn chế việc chà xát da mặt bằng khăn. Điều này có thể gây kích ứng và khiến vùng da bị mụn tệ hơn.

– Tránh dùng các sản phẩm dưỡng có tính chất tẩy mạnh, chứa dầu khoáng hoặc dễ gây kích ứng.

– Hạn chế đưa tay lên da mặt, thường xuyên vệ sinh và lau chùi điện thoại.

– Thường xuyên vệ sinh không gian sống, giặt giũ và thay mới drap trải giường, vỏ gối và khăn tắm định kỳ.

Chăm sóc và nuôi dưỡng làn da từ bên trong

Khi vấn đề bà bầu nặn mụn được không đã không còn là nỗi bận tâm, ngoài việc chăm sóc da từ bên ngoài, các mẹ nên kết hợp thêm phương pháp chăm sóc và nuôi dưỡng da từ bên trong để mang lại hiệu quả trị mụn tốt nhất.

Nguyên nhân chính gây ra mụn ở bà bầu chủ yếu là việc thay đổi nội tiết tố, nên các mẹ có thể điều chỉnh nội tiết bằng các cách:

– Xây dựng chế độ đủ dưỡng chất với nhiều trái cây, rau củ. Các thực phẩm này giúp cơ thể mẹ thải độc gan và thanh nhiệt cơ thể, từ đó giúp giảm tình trạng tăng sinh tuyến bã nhờn.

– Luôn cung cấp đủ nước cho da. Nước không chỉ hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất, còn cung cấp độ ẩm do da, khi da đủ ẩm sẽ giảm tiết dầu nhờn.

– Không sử dụng rượu, bia, chất kích thích, thuốc lá.

– Hạn chế ăn các thực phẩm kích thích tăng sinh tuyến bã nhờn như: đồ ngọt, chua, cay, nóng,…

– Ngoài ra, các mẹ phải ngủ đủ giấc, tránh lo âu, căng thẳng trong thai kỳ nhé.

Bà bầu nặn mụn được không, cần lưu ý gì khi nặn mụn
Bà bầu nặn mụn được không, cần lưu ý gì khi nặn mụn

Câu hỏi thường gặp

Vậy qua những thông tin trên thì bà bầu nặn mụn được không? Nên nặn mụn lúc nào và những thông tin cần biết nào khi mọc mụn. Mời các mẹ cùng xem các câu FAQ sau đây để tham khảo thêm nha.

Bà bầu có tự hết mụn sau sinh hay không?

Khi mang thai, nồng độ progesterone trong cơ thể mẹ tăng cao để hỗ trợ cho sự phát triển của bào thai. Sau khi sinh con, nồng độ progesterone trở lại bình thường, khi nồng độ hormone này trở lại bình thường thì da mẹ sẽ giảm mụn. Nhưng nồng độ progesterone thường mất một thời gian rất lâu mới có thể trở lại bình thường, đó cũng là nguyên nhân nhiều mẹ bầu sau khi sinh vẫn bị mụn.

Mẹ nặn mụn bị đau có ảnh hưởng đến em bé không?

Nhiều mẹ lo lắng khi nặn mụn đau sẽ gây ảnh hưởng tới con. Tuy nhiên, việc nặn mụn đau hay không còn tùy thuộc vào từng cơ địa của mẹ và tay nghề của nhân viên trị mụn. Nhưng nhìn chung, cấp độ đau của việc nặn mụn không đến mức có thể gây động thai. Nếu các mẹ lo lắng, có thể chia sẻ với bác sĩ để thực hiện trải nghiệm trước trị mụn.

Điều trị mụn trong khi mang thai tốt hơn hay sau khi sinh con xong tốt hơn?

Khi mọc mụn trong thời gian thai kỳ, nhiều mẹ bầu không biết cách chăm sóc da rất dễ làm tình trạng mụn tệ đi, tái đi tái lại và thậm chí để lại rỗ sau sinh. Mặt khác, chi phí cho việc trị mụn da bị mụn viêm nặng rất cao, mà tỷ lệ trị mụn thành công thì thấp. Vì vậy nếu mẹ có nhu cầu trị mụn thì tốt nhất nên trị mụn từ sớm.

Các mẹ đừng quá lo lắng việc trị mụn có thể gây ảnh hưởng tới con. Hiện nay có rất nhiều phương pháp trị mụn an toàn cho cả mẹ và bé. Các mẹ bầu hoàn toàn có thể tìm đến các phòng khám uy tín để trị mụn ngay trong khi mang thai.

Nặn mụn bằng tăm bông có sạch mụn không

Được. Nếu nốt mụn nhỏ, không sâu thì tăm bông có thể dễ dàng lấy sạch nhân mụn ra. Đối với các nốt mụn lớn như mụn mủ hoặc có nhân đóng kín thì cần thêm sự hỗ trợ của những dụng cụ nặn mụn khác (dao, kim,…)

Ngoài ra, việc lấy nhân mụn bằng tăm bông phụ thuộc nhiều vào tay nghề của nhân viên trị mụn. Vì thế, để trị mụn an toàn và hiệu quả, các mẹ nên chọn những phòng khám da liễu uy tín để lấy nhân mụn nhé.

Nặn mụn mà không thoa serum trị mụn có hết mụn không?

Với một số cơ địa khỏe mạnh thì có thể, nhưng thời gian hồi phục da lâu. Còn đối với một số mẹ có da yếu thì khả năng bị thâm, sẹo hoặc tái nhiễm rất cao. Vì làn da sau khi nặn mụn thường rất yếu, lúc này vết thương hở trên da thu hút nhiều vi khuẩn, vi rút từ môi trường kéo đến. Điều này khiến cho vòng lặp mụn cứ tái đi tái lại, làm da ngày càng yếu ớt, gây ra sẹo thâm, sẹo rỗ và dễ lão hóa.

Serum trị mụn sẽ đóng vai trò chăm sóc, bảo vệ da, tiêu diệt các ổ vi khuẩn, từ đó ngăn ngừa vòng lặp của mụn hiệu quả hơn.

Nặn mụn xong hay có mụn đầu trắng thì phải làm gì?

Chăm sóc da là cả một quá trình, riêng đối với các mẹ trị mụn thành công thì đó là một công trình đáng tự hào. Nhưng các mẹ lưu ý, da đã từng bị mụn là nền da yếu dễ tái viêm, vì vậy trị mụn xong vẫn có khả năng lên mụn đầu trắng ngay hôm sau. Các mẹ chú ý mụn này sẽ tự hết và không nên cạy nặn chúng nhé!

Để hạn chế tình trạng mụn đầu trắng, các mẹ vẫn phải duy trì các bước chăm sóc cả bên trọng và bên ngoài để làn da luôn khỏe khoắn..

Mong rằng từ bài viết trên, các mẹ bầu đều đã có câu trả lời cho câu hỏi: bà bầu nặn mụn được không? Trong trường hợp mẹ bầu thắc mắc về trị mụn và da trong thời gian mang thai, liên hệ ngay qua hotline 0906.95.26.28 – 0906.943.438 để được tư vấn trực tiếp nhé.

CẨM NANG TRỊ MỤN BẦU

Quyển sách giúp làn da mẹ đẹp mãi mãi 

"Làn da mình đã thay đổi ngoạn mục sau khi đọc Cẩm Nang Mụn Bầu này! Không còn tốn thời gian, tiền bạc vào những phương pháp thiếu an toàn và kém hiệu quả nữa" -- Chị Linh chia sẻ.

ĐỌC NGAY

This will close in 23 seconds

Index