MỤC LỤC
Muốn điều trị mụn sau sinh dứt điểm, đầu tiên mẹ cần xác định được nguyên nhân cốt lõi gây mụn. Nếu không tìm ra được nguyên nhân mà chỉ xử lý bề nổi, mụn sẽ tiếp tục diễn tiến nặng hoặc dễ dàng tái phát sau trị liệu.
Bài viết hôm nay, Bác sĩ Dr. Mommy sẽ “điểm mặt” các nguyên nhân khiến mẹ mọc mụn sau sinh, đồng thời cung cấp một số giải pháp trị mụn phù hợp đối với từng nguyên nhân mà vẫn đảm bảo an toàn cho bé yêu của mẹ!
Lý giải nguyên nhân mẹ mọc mụn sau sinh
Mụn trứng cá là bệnh da mạn tính do sự tăng tiết bã nhờn & viêm của hệ thống nang lông tuyến bã. Với mẹ bị nổi mụn sau sinh, việc xác định nguyên nhân sẽ dựa trên mức độ mụn hiện tại (áp dụng cho cả người bình thường). Cụ thể:
Nguyên nhân sau sinh bị mụn trứng cá không viêm
Mụn không viêm thường là mụn đầu đen, đầu trắng, mụn ẩn. Đây là mụn hình thành do bít tắc bã nhờn bên trong lỗ chân lông và bít tắc bề mặt da, do lớp tế bào sừng quá dày hoặc các tác nhân khác.
Nguyên nhân khiến mẹ bị mụn viêm sau sinh
Từ không viêm, mụn có thể tiến triển sang viêm do vi khuẩn C.acnes sản sinh quá mức. Lúc này bạch cầu được cơ thể điều động đến để diệt khuẩn nên sẽ xuất hiện phản ứng viêm. Mụn ở giai đoạn viêm chủ yếu là mụn nang, mụn mủ, mụn bọc… với biểu hiện sưng đau, tấy đỏ.
=> Từ 2 nguyên nhân vừa nêu, Bác sĩ Da liễu sẽ tìm các tác nhân gây mụn ở từng mẹ, từ đó đề ra giải pháp trị mụn dứt điểm và ngăn ngừa mụn sau sinh tái phát.
Nhận diện 5 loại mụn sau sinh thường gặp
Sau sinh bị mụn trứng cá, mẹ sẽ phải đối mặt với một hoặc nhiều loại mụn khác nhau. Trong đó phổ biến nhất là 5 loại dưới đây, được Dr. Mommy sắp xếp theo thứ tự từ nhẹ – nặng.
- Mụn đầu trắng: Là mụn hình thành từ hỗn hợp “tế bào chết + bụi bẩn + dầu thừa” bít tắc trong lỗ chân lông. Mụn có màu trắng vì nang lông còn đóng, chưa tiếp xúc không khí nên không bị oxy hóa.
- Mụn đầu đen sau sinh: Mụn đầu đen là mụn đầu trắng sau khi trồi khỏi bề mặt da, bị oxy hóa nên nhân chuyển sang đen. Cả mụn đầu đen và đầu trắng đều lành tính, nhưng nếu không trị mụn sớm có thể biến chứng viêm, dẫn đến 3 loại mụn sắp liệt kê bên dưới.
- Mụn viêm đỏ: Đây rồi – Mụn viêm đỏ đích thị là kẻ thù của nhiều mẹ sau sinh! Mụn có biểu hiện tấy đỏ, sưng đau, khó xác định được nhân nên để lấy sạch nhân mụn là cả một vấn đề nan giải. Mẹ nào mà tự nặn mụn viêm đỏ thì rất dễ “bung bét”!
- Mụn mủ sau sinh: Mụn viêm đỏ diễn tiến nặng sẽ trở thành mụn mủ với phần nhân có màu vàng hoặc trắng. Phần mủ chính là xác chết của tế bào miễn dịch và vi khuẩn. Biểu hiện của mụn là cực kì đau nhức và sưng to thấy rõ. Để không gặp biến chứng, mẹ sau sinh mọc mụn mủ cần gặp Bác sĩ Da liễu thay vì ở nhà tự trị mụn.
- Mụn bọc/Mụn nang sau sinh: Đây là giai đoạn tiến triển cuối cùng của mụn viêm và cũng là mụn nặng nhất trong các loại vừa nêu. Mụn có “size khủng”, đầy mủ, chân sâu, sưng đỏ và các ổ viêm giữa chúng rất dễ ăn luồng ngay bên dưới da.
Mẹ hãy tìm đọc thêm những tìm hiểu của Dr. Mommy về Giải mã vị trí mọc mụn trên cơ thể Mẹ Bầu nhé.
Phải làm sao nếu sau sinh bị mụn trứng cá
Đáp án là phải trị mụn mụn sau sinh càng sớm càng tốt! Để đảm bảo chất lượng sữa mẹ và sự an toàn của bé, liệu pháp trị mụn phải được Bác sĩ Da liễu thiết lập hoặc ít nhất cần có sự tư vấn của Bác sĩ.
Sau đây, Dr. Mommy sẽ gợi ý đến mẹ một số cách trị & ngừa mụn sau sinh an toàn hiện đang được các Chuyên gia Da liễu khuyên thực hiện:
Về trị mụn da mụn sau sinh
Dựa trên nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh, liệu pháp trị mụn sẽ gồm các mục tiêu sau:
– Chống tiết nhiều chất bã, kiểm soát dầu nhờn: Mẹ sử dụng các sản phẩm dạng serum, gel hoặc lotion có tác dụng kiềm dầu & cấp ẩm để kiểm soát dầu nhờn, chống khô da khi dùng thuốc trị mụn.
– Giải quyết bít tắc:
- Chống dày sừng cổ tuyến bã: Sử dụng các hoạt chất kích thích bong sừng & thúc đẩy nhanh quá trình biệt hóa tế bào.
- Lấy nhân mụn chuẩn y khoa để loại bỏ các ổ mụn.
- Peel da nhẹ nhàng giúp bạt sừng, tiêu viêm và kháng khuẩn
– Chống nhiễm khuẩn:
- Dùng các hoạt chất kháng khuẩn, giảm viêm, làm dịu da.
- Chiếu tia Cold Plasma diệt 100% vi khuẩn C.acnes, kích thích liền thương.
**** Các hoạt chất an toàn cho mẹ sau sinh có thể kể đến: Retinoid, BHA, Benzoyl peroxide, AHA, kháng khuẩn bôi (erythro, clinda), Azelaic Acid…
Mẹ có thể tìm đọc thêm các kiến thức về hoạt chất có trong thuốc bôi trị mụn cho bà bầu được phép dùng theo FDA theo bài viết bên dưới. Dr. Mommy khuyến cáo các mẹ KHÔNG TỰ Ý DÙNG nếu chưa được sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu.
Về ngăn ngừa mụn sau sinh tái phát
Rất đơn giản, mẹ chỉ cần hạn chế các tác nhân gây mụn là sẽ ngăn chúng tái phát hiệu quả. Cụ thể, mẹ nên:
- Điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng cho lành mạnh. Giảm tiêu thụ đường, tinh bột, cafe, sữa và các chế phẩm từ sữa động vật.
- Stress kéo dài khiến cơ thể tiết nhiều hormone cortisol, kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh. Vì thế mẹ hãy giữ tinh thần thoải mái, tranh thủ ngủ đủ giấc, bớt lo âu suy nghĩ.
- Một số loại thuốc có thể khiến mụn sau sinh bùng phát. Mẹ nên hỏi ý kiến Bác sĩ để được tư vấn rõ hơn vấn đề này.
- Giảm tiếp xúc khói bụi, ô nhiễm bên ngoài vì chúng có thể gây bít tắc bề mặt da.
- Chọn mỹ phẩm phù hợp, tránh dùng các nhóm chất nhũ hóa – khóa ẩm hoặc chất hoạt động bề mặt, sáp ong, cồn béo, acid béo và các gốc ester… vì dễ gây ứ đọng tế bào, tắc nghẽn lỗ chân lông.
- Không dùng mỹ phẩm chứa corticoid vì dễ khiến da bị bào mòn, mất khả năng bảo vệ trước vi khuẩn và các tác nhân bên ngoài.
- Chăm sóc da đúng cách, làm sạch vừa đủ và dưỡng đủ ẩm…
Nếu mẹ sau sinh mọc mụn, đừng quá lo lắng tự ti! Bác sĩ Dr. Mommy luôn ở đây và đồng hành cùng mẹ!
Tư vấn chuyên môn bài viết:
BS CKI. HUỲNH NGUYỄN DIỆU HUYỀN