MỤC LỤC
1. “Thay máu” – Thực hư quan niệm mụn thai kỳ tự lặn sau sinh
Đi cùng với suy nghĩ đẻ xong hết mụn là cụm từ “thay máu sau sinh”, vốn được các Mẹ nhắc đến nhiều lần như để trấn an chính mình và người khác. Nếu muốn biết mụn thai kỳ có tự biến mất sau khi em bé hay không, Dr. Mommy khuyên Mẹ Bầu nên tìm hiểu quan niệm này trước.
Vậy thay máu sau sinh là gì?
Dân gian thường dùng từ “đổi máu, thay máu” cho phụ nữ sau sinh vì tin rằng phái đẹp vừa trải qua một thiên chức lớn trong cuộc đời, đó là tạo ra một em bé khỏe mạnh. Vì thế sau quá trình thai nghén & sinh nở, đa phần các Mẹ sẽ thay đổi tâm sinh lý toàn diện, cả về sức khỏe lẫn sắc vóc.
Điều đó có nghĩa là nếu Mẹ bị nổi mụn, sạm da, “xấu xí” một chút khi mang bầu thì sinh con xong Mẹ thường trở nên đẹp hơn. Hoặc trước bầu Mẹ hay đau bụng kinh, đẻ con xong tình trạng này dường như giảm hẳn…
Như vậy, có thể hiểu “thay máu” là sự thay đổi trên nhiều phương diện ở Mẹ khi so sánh giữa 2 giai đoạn trước sinh & sau sinh. Đây hoàn toàn không phải là cơ chế thay máu sinh học mà chỉ là một cách nói dân gian truyền miệng.
Liệu sinh xong mụn thai kỳ sẽ tự hết?
Hiểu rõ quan niệm “thay máu” vừa phân tích, kết hợp thông tin sắp được Bác Sĩ Da Liễu chia sẻ dưới đây, Mẹ sẽ xác định được mụn thai kỳ có tự lặn sau khi sinh hay không.
Trước tiên, Bác Sĩ Nhà Dr. Mommy sẽ giải đáp về nguyên nhân mụn thai kỳ xuất hiện. Bao gồm:
- Thay đổi nội tiết:
Nội tiết thường là căn nguyên chính nhưng không phải bà bầu nào bị mụn cũng do yếu tố này. Có người bị mụn thai kỳ có người lại không, dù nội tiết thay đổi. Thậm chí mỗi lần mang thai ở cùng một Mẹ, tình trạng mụn cũng khác nhau, tùy vào đáp ứng của cơ thể.
- Yếu tố tâm lý:
Căng thẳng có thể khiến cơ thể sản sinh một lượng lớn cortisol, khiến bã nhờn tiết ra nhiều dẫn đến tắc nghẽn nang lông – tiền đề sinh sôi mụn.
- Chế độ ăn uống:
Nếu Mẹ ăn uống không điều độ; tiêu thụ nhiều thực phẩm ngọt, đồ chiên nướng, cay nóng… sẽ khiến da dễ nổi mụn. Đây là lý do nhiều Mẹ Bầu nổi mụn trong các giai đoạn Tam Cá Nguyệt.
- Cách chăm sóc da và các sản phẩm chăm sóc da:
Không phải Mẹ nào cũng nắm vững các bước skincare và biết cách chăm sóc da trong thời kỳ thai nghén. Bởi khi mang bầu, cách dưỡng da đã không còn giống như thời son rỗi…
Ngoài các yếu tố vừa nêu, sự hình thành mụn thai kỳ còn chịu ảnh hưởng từ nhiều nguyên nhân khác. Do đó, quan niệm “sinh xong thay máu mụn khắc hết” là không chính xác.
Kết luận: Sẽ có 2 trường hợp
– Thứ nhất: Mẹ có thể hết mụn sau sinh nếu nguyên nhân cốt lõi gây mụn do thay đổi nội tiết. Song trong giai đoạn cho con bú, cơ thể Mẹ sẽ tiếp tục tiết ra hormone tạo điều kiện cho mụn sinh sôi, nên mụn có thể không giảm bớt mà còn xuất hiện dữ dội hơn trước.
Bên cạnh đó, nhiều Mẹ sau sinh bị stress do chăm sóc con cũng sẽ phải đối mặt với những đợt mụn bùng phát mới. Vì vậy không có gì chắc chắn sinh xong Mẹ sẽ hết mụn.
– Thứ hai: Nếu nguyên nhân cốt lõi gây mụn thai kỳ không phải do nội tiết, thì dù Mẹ có đẻ em bé xong, mụn cũng không biến mất. Bởi căn nguyên gây mụn chưa thực sự được giải quyết.
2. Lý do nên trị mụn sau sinh dưới góc độ y khoa
“Mụn nội tiết đẻ xong tự lặn”, “sinh xong tự khắc nó hết, đừng trị làm gì mom ơi”, “đẻ là đẹp ngay mom ạ”… là lời trấn an của các Mẹ dành cho nhau. Nhưng Mẹ ơi, không phải ai cũng may mắn khỏi mụn hoàn toàn đâu ạ. Và dù mụn có hết thì tàn tích để lại trên da cũng không thể xóa mờ.
Cảnh báo từ Bác Sĩ Da Liễu dưới đây sẽ giúp Mẹ Bầu nhận thấy tầm quan trọng của việc trị mụn thai kỳ:
Hạn chế mụn bội nhiễm
Mụn thực chất là một ổ tạp chất (bã nhờn, tế bào chết) nằm trong nang lông; “thuở sơ khai” thường lành tính, không viêm. Song nếu không loại bỏ sớm, vi khuẩn C.acnes sẽ xâm nhập và bắt đầu sinh sôi trong nhân mụn, dẫn đến viêm nhiễm.
Viêm càng để lâu càng nặng, mụn sẽ biến chứng từ mụn đầu trắng sang mụn mủ, mụn đỏ thành mụn bọc, mụn nang thành mụn ăn luồng… Lúc này mụn không còn là một nốt riêng lẻ mà đã trở thành tổ chức, ăn sâu trong da và lây lan khắp các vùng lân cận. Việc trị mụn chắc chắn sẽ tốn kém chi phí, thời gian; nhưng chưa chắc hiệu quả đã như ý.
Tránh sẹo rỗ vĩnh viễn
Khi mụn viêm nặng, cấu trúc da sẽ bị phá vỡ, các sợi collagen và elastin bị đứt gãy dẫn đến “hố sâu” trên da. Đây chính là sẹo rỗ (sẹo lõm) tồn tại vĩnh viễn.
Ngoài ra, Mẹ cũng phải đối mặt với các vết sẹo thâm sẫm màu. May mắn là sau 3-6 tháng, các vết thâm có thể mờ dần nếu dưỡng da đúng cách.
Giải tỏa stress trong thai kỳ
Mụn thai kỳ là nỗi ám ảnh khiến Mẹ mất tự tin với chồng, và luôn nảy sinh cảm xúc tiêu cực khi giao tiếp với người khác. Song càng lo lắng căng thẳng, Mẹ lại càng nổi mụn nhiều hơn, kéo dài chuỗi ngày bị mụn không hồi kết.
Chưa kể khi Mẹ bị stress trong thai kỳ, thai nhi cũng chịu ảnh hưởng không hề nhỏ với các rủi ro: Chậm phát triển, rối loạn hành vi, rối loạn giấc ngủ…
=> Qua các phân tích trên, có thể thấy trị mụn là cần thiết để Mẹ yên tâm tận hưởng một thai kỳ khỏe mạnh.
3. Giải pháp trị mụn SAU SINH an toàn cho Mẹ từ Bác Sĩ Da Liễu Dr. Mommy
Tùy theo tình trạng da, nguyên nhân cốt lõi gây mụn và mức độ viêm nhiễm, Bác Sĩ Da Liễu Nhà Bầu sẽ tư vấn cho Mẹ liệu trình trị mụn phù hợp.
Mẹ có thể tham khảo trước các liệu trình đã được thiết lập bởi Bác Sĩ Phòng khám Dr. Mommy:
QUY TRÌNH TRỊ MỤN TỔNG THỂ
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trị mụn và chăm sóc da cho các mẹ, Dr. Mommy đã tối ưu hóa phác đồ trị mụn để mang đến một kết quả trị mụn hoàn hảo, tập trung vào 03 mục tiêu cốt lõi:
- Trị mụn dứt điểm nhanh chóng cho mẹ, đồng thời đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bé.
- Giảm thiểu thời gian và số lần đi lại, giúp bạn tiết kiệm chi phí đến 2 lần so với các liệu trình thông thường.
- Phù hợp cho cả những người không mang thai nhưng gặp phải mụn nội tiết mạn tính.
Dr. Mommy cam kết mang lại kết quả vượt trội và sự hài lòng tối đa cho bạn.
#01. Khám cá nhân hóa với Bác sĩ da liễu CKI
#02. Lập kế hoạch trị mụn riêng cho từng làn da
#03. Thảo luận và xác nhận quá trình, kết quả cải thiện
#04. Bắt đầu kế hoạch trị mụn
#05. Tái khám & trị liệu theo đúng lịch trình
#06. Cùng Bác sĩ đánh giá hiệu quả của toàn bộ quá trình
#07. Bảo hành kết quả (nếu chưa hài lòng)
#08. Chuyển sang giai đoạn nâng cấp da sau mụn (trị sẹo, trị thâm, làm sáng da)
Tư vấn chuyên môn bài viết:
BS CKI. HUỲNH NGUYỄN DIỆU HUYỀN