MỤC LỤC
Để được tận hưởng niềm hạnh phúc khi được làm mẹ, cơ thể người phụ nữ sẽ phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ tổn hại sức khỏe và cả ngoại hình. Trong đó, rạn da là hiện tượng thường thấy khiến nhiều mẹ lo lắng. Cùng Dr. Mommy xem hết bài viết này để tổng hợp những cách trị rạn da cho bà bầu an toàn nhất nhé.
Bà bầu bị rạn da nguyên nhân là do đâu?
Rạn da là tình trạng có biểu hiện với những vết sọc dài tương tự như vết sẹo. Thường xuất hiện trên các vùng da như đùi, mông, bắp chân, đầu gối, cánh tay,… Đa phần mẹ bầu sẽ bị rạn da trong thời gian mang thai.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, nguyên nhân phần lớn là do cấu trúc da bị suy yếu. Bên cạnh đó, nồng độ nội tiết khi mang bầu cũng sẽ có nhiều biến đổi. Khi em bé lớn dần lên sẽ khiến các collagen và lớp đàn hồi của lớp mô nằm dưới biểu bì bị phá vỡ, gây ra tình trạng rạn da. Ngoài ra, mẹ bầu bị rạn da có thể vì các nguyên nhân như:
Tăng cân quá nhanh
Tăng cân quá nhanh là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng rạn da ở mẹ bầu và mẹ sau sinh. Trong quá trình mang thai, cân nặng và kích thước các bộ phận trên cơ thể mẹ sẽ nhanh chóng tăng lên. Bề mặt da đột ngột bị kéo giãn khiến da không kịp thích nghi với tốc độ phát triển của cơ thể. Cấu trúc của các sợi collagen và bó elastin dưới da sẽ bị đứt gãy, gây nên tình trạng rạn, nứt da khi mang thai.
Tính di truyền
Nếu trong gia đình có người bị rạn da thì mẹ bầu khi mang thai có khả năng bị rạn da khá cao. Đây là yếu tố thuộc về di truyền và cấu trúc da. Trên thực tế, có những người có người thân bị rạn da thì khi dậy thì trên cơ thể đã xuất hiện những vết rạn trắng. Đến khi mang thai, các vết rạn này xu hướng dần xuất hiện nhiều và nặng hơn trước.
Độ tuổi mang thai
Độ tuổi mang thai cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu mà chị em cần lưu ý. Nếu mang thai ở độ tuổi quá trẻ, cấu trúc da lúc này chưa ổn định, vì thế khi em bé lớn dần da sẽ dễ bị nứt và rạn hơn độ tuổi trưởng thành. Trong khi đó, nếu mang thai ở độ tuổi quá lớn thì làn da cũng bị mất đi độ đàn hồi do lão hóa, điều này có có thể khiến da dễ bị rạn khi mang thai.
Da khô và thiếu dưỡng chất
Khi mang thai, làn da của mẹ bầu sẽ có nhiều biến đổi hơn so với lúc trước. Bên cạnh những yếu tố biến đổi do nội tiết, những mẹ có da khô sẽ dễ bị rạn khi mang thai hơn so với các loại da khác, do cấu trúc các sợi collagen và elastin của da khô rất yếu.
Bên cạnh đó, Các mẹ thường có thói quen chỉ chú ý chăm sóc da mặt mà lơ là việc dưỡng ẩm toàn thân. Các vùng da như bụng, ngực, mông và đùi khi không có đủ độ ẩm cần thiết, độ đàn hồi sẽ kém hơn, khi cơ thể dần biến đổi rất dễ dẫn tới rạn da.
Ít vận động
Những mẹ bầu thường xuyên tập các bài thể dục nhẹ nhàng trước và trong quá trình mang thai sẽ có tỷ lệ rạn da ít hơn so với người không luyện tập. Bởi khi cơ thể vận động, máu sẽ được lưu thông đều đặn, cơ và da cũng được giãn nở liên tục, giúp dễ dàng thích ứng với việc cơ thể mẹ thay đổi,cũng giúp kiểm soát cân nặng tốt hơn. Đó cũng là nguyên nhân mà mẹ bầu nên lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng khi mang thai như yoga hoặc đi bộ.
Bà bầu bị rạn da thường bắt đầu từ tháng thứ mấy?
Tình trạng rạn da còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi mẹ. Nhiều mẹ đã có thể bị rạn da từ sớm, tuy nhiên cũng có nhiều mẹ khi gần sinh mới bị rạn da, hoặc sau khi sinh con mới xuất hiện tình trạng rạn da.
Vì vậy đa số mẹ bầu không biết hiện tượng rạn da sẽ xuất hiện khi nào. Theo thống kê, có đến 90% mẹ bầu gặp phải hiện tượng rạn da khi bước sang tháng thứ 6 – 7 của thai kỳ. Các vết rạn da sẽ lớn dần và xuất hiện nhiều hơn khi tuổi thai lớn dần và cân nặng của mẹ tăng nhanh..
Màu sắc của các vết rạn cũng tùy thuộc vào màu da của mỗi mẹ. Ban đầu các vết rạn thường xuất hiện với màu sắc như: màu đỏ, đen, nâu, tím… và dần dần chuyển sang màu trắng khi đã già. Khi vết rạn đã chuyển sang màu trắng cũng đồng nghĩa với việc vết rạn đã xuất hiện khá lâu và thường rất khó trị mụn.
Bà bầu bị rạn da có tự hết sau sinh hay không?
Vết rạn khi mang thai là do sự đứt gãy của elastin và collagen, vì thế cũng là một dạng tổn thương trên da. Nếu không được can thiệp, các vết rạn chỉ có thể thay đổi màu sắc sau khi sinh chứ không thể tự hết. Vì vậy mẹ bầu nên ngăn ngừa từ giai đoạn đầu tránh để vết rạn trở nặng mới bắt đầu trị mụn.
Mẹ bầu bị rạn da có trị được hay không?
Tùy vào kích thước và màu sắc của vết rạn. Một số vết rạn nhỏ và mới hoàn toàn có thể sử dụng các phương pháp can thiệp để trị mụn. Tuy nhiên, đối với các vết rạn có diện tích lớn và đã ngả qua màu trắng tương đối khó trị mụn. Phần lớn can thiệp điều chỉ giúp mờ hơn hoặc làm nhỏ diện tích vết rạn. Đó cũng là nguyên nhân tại sao các bác sĩ da liễu thường khuyên mẹ bầu nên sử dụng các sản phẩm trị rạn từ sớm.
Cách trị rạn da cho bà bầu đơn giản nhưng hiệu quả?
Hiện có rất nhiều cách để trị mụn rạn da. Nhưng để đảm bảo an toàn trong suốt thai kỳ, mẹ bầu có thể chọn một trong những cách trị rạn da cho bà bầu đơn giản và an toàn như:
Sử dụng sản phẩm ngăn ngừa trị mụn rạn da
Những sản phẩm trị rạn da có chứa nhiều thành phần như: vitamin E, A, C và các thành phần có tác dụng làm mềm, tác động trực tiếp lên sợi collagen và elastin bị kéo căng quá mức. Từ đó giúp phục hồi, tái tạo, làm mờ vết rạn, đồng thời hỗ trợ khắc phục các vấn đề liên quan khác như viêm, sạm da, khô, sẹo, nếp nhăn… Ngoài ra, các sản phẩm này cũng có tác dụng giảm ngứa, giảm đỏ hiệu quả.
Mẹ bầu có thể chọn sản phẩm Gel Ngừa Và Trị Rạn Da Stratamark. Đây là sản phẩm trị rạn có nguồn gốc từ Thụy Sĩ. Sản phẩm được nhập khẩu về Việt Nam, có tác dụng đặc trị rạn da và phục hồi những tổn thương trên da. Đặc biệt, Stratamark được các Bác sĩ/ Dược sĩ tư vấn và khuyến nghị sử dụng cho mẹ bầu và mẹ sau sinh, đạt tiêu chuẩn an toàn CEII (tiêu chuẩn cao nhất cho ngành dược).
Với thành phần dạng gel lành tính, không màu, không mùi, cam kết không chứa cồn và chất bảo quản paraben; sản phẩm được sản xuất bởi hãng dược phẩm Stratpharma AG này rất nổi tiếng với độ uy tín hàng đầu trên thế giới. An toàn với cả mẹ bầu và phụ nữ sau sinh đang cho con bú bằng sữa mẹ.
Stratamark đã được chứng nhận có khả năng giúp tái tạo và phục hồi các vết rạn lâu ngày, làm phẳng các vết rạn trên da. Có hiệu quả điều trị lên đến 90% – 95%. Bên cạnh đó, Stratamark chính là sản phẩm đặc trị rạn da đầu tiên và duy nhất hiện nay được các tổ chức y tế trên thế giới cũng như Bộ Y Tế chứng nhận, chỉ định dùng trong y khoa cho các trường hợp:
– Điều trị các vết rạn da, đặc biệt đối làn da của mẹ bầu sau sinh khi hoặc phụ nữ mang thai tăng cân đột ngột.
– Có tác dụng giúp tái tạo da và làm mềm da.
– Làm đều màu da, giảm đỏ.
– Ngăn ngừa tình trạng ngứa do rạn da hoặc các dị ứng gây khó chịu.
– Giảm đỏ và sự chuyển màu do rạn da.
– Phục hồi, tái tạo và tổng hợp collagen, từ đó giúp làm phẳng các vết rạn trên da.
Để ngăn ngừa và trị mụn rạn da từ sớm, mẹ bầu nên sử dụng các sản phẩm trị rạn ngay từ tháng thứ 3 của thai kỳ theo cách:
– Làm sạch cơ thể, sau đó lau người bằng nước ấm. Nước ấm sẽ làm lỗ chân lông giãn nở giúp các dưỡng chất dễ dàng thẩm thấu hơn.
– Thoa đều một lớp thật mỏng lên vùng da bị rạn. Chỉ bôi lượng vừa đủ, không quá dày. Thời gian tiêu chuẩn để gel rạn da khô trong 3 phút. Nếu quá 3 phút mà gel vẫn chưa có thể là do mẹ đã sử dụng quá nhiều, hãy đợi thêm một chút để gel khô hẳn hoặc có thể lấy bông thấm bớt phần gel dư thừa.
– Hãy bôi lại sau khi tắm. Để có kết quả tốt nhất, mẹ bầu nên để gel duy trì liên tục trên da 24/7.
– Trong trường hợp các vết rạn bị ngứa, mẹ bầu hoàn toàn có thể sử dụng nhiều lần để giảm ngứa.
Trị rạn da cho bà bầu bằng cách tự nhiên
Ngoài việc sử dụng sản phẩm trị rạn da, những nguyên liệu từ thiên nhiên cũng là lựa chọn tuyệt vời trong các cách trị rạn da cho bà bầu an toàn. Mẹ bầu có thể hỗ trợ trị mụn rạn da bằng các nguyên liệu như:
Dầu oliu
Dầu ô liu là nguyên liệu hàng đầu, được coi là trợ thủ đắc lực trong việc chữa trị rạn da. Trong dầu ô liu có nhiều nhiều thành phần tốt cho quá trình phục hồi như các nhóm vitamin E, B,… có công dụng dưỡng ẩm, loại bỏ da chết, đồng thời giúp tái tạo làn da mới, cải thiện tuần hoàn máu và làm mờ các vết rạn da.
Mẹ có thể thoa trực tiếp dầu oliu lên vùng da bị rạn trong khoảng 5-10 phút. Sau đó dùng chai có nước ẩm để lăn trên da hoặc dùng khăn ấm chườm khoảng 30 phút rồi rửa lại bằng nước.
Hơi nóng sẽ làm lỗ chân lông mở ra, các dưỡng chất từ dầu ô liu cũng được hấp thu vào da tốt hơn giúp hỗ trợ làm mờ các vết rạn. Nên kiên trì sử dụng thường xuyên để có kết quả.
Nha đam (lô hội)
Nhựa của cây nha đam có nhiều công dụng trong việc làm đẹp. Nha đam cũng giúp làm dịu da, giảm các vết rạn hiệu quả. Mẹ chỉ cần cạo nhựa nha đam, bôi trực tiếp lên vùng da bị rạn trong khoảng 15 phút và rửa lại với nước ấm. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể trộn thêm vitamin E hoặc C để tăng tác dụng làm mờ của nha đam.
Rượu gừng nghệ
Có lẽ rượu gừng nghệ là nguyên liệu làm đẹp không còn xa lạ gì với các mẹ bầu và mẹ bỉm. Ngoài công dụng giảm cân, loại bỏ lớp mỡ thừa, rượu nghệ gừng cũng là phương pháp tuyệt vời giúp đánh bay vết rạn da cực kỳ hiệu quả.
Để có một bình rượu gừng nghệ, mẹ bầu có thể xay nhỏ hoặc giã nhuyễn 1kg gừng, 1kg nghệ để ngâm với 5 lít rượu trong bình sứ hoặc bình thủy tinh. Để chôn dưới đất hoặc nơi thoáng mát. Sử dụng bằng cách thoa trực tiếp lên vùng da bị rạn 2-3 lần/ ngày, nhớ duy trì để có hiệu quả cao mẹ nhé.
Dầu dừa
Dầu dừa có khả năng dưỡng ẩm tốt do chứa hàm lượng lớn vitamin E tự nhiên. Mỗi ngày,mẹ bầu chỉ cần thoa dầu dừa nguyên chất và massage nhẹ nhàng lên vùng da bị rạn 2-3 lần/ ngày, mỗi lần 20 phút. Sau một thời gian sử dụng, các mẹ sẽ cảm nhận được sự khác biệt của vết rạn trên da.
Lòng trắng trứng
Do chứa nhiều protein, lòng trắng trứng cũng có tác dụng làm giảm, mờ vết rạn hiệu quả. Mẹ bầu có thể áp dụng bằng cách đánh tan hai lòng trắng trứng rồi bôi trực tiếp lên vùng da bị rạn. Đến khi khô thì hãy rửa lại bằng nước sạch.
Trị rạn da cho bà bầu cần lưu ý những gì?
Hầu hết các mẹ bầu đều có thể gặp phải tình trạng rạn da khi mang thai. Ngoài việc sử dụng các cách trị rạn da cho bà bầu, mẹ bầu nên kết hợp một số lưu ý sau đây để quá trình trị mụn nhanh có kết quả hơn:
– Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, có lợi cho da và cải thiện tính đàn hồi. Các thực phẩm cũng có thể giúp ngăn chặn các vết rạn da khi mang bầu. Mẹ bầu có thể bổ sung thêm một số loại trái cây giàu các nhóm dinh dưỡng như: Dâu tây, thực phẩm giàu vitamin E, vitamin A, việt quất, cải bó xôi, món ăn giàu omega-3, omega-6…
– Uống đủ nước để giúp cơ thể giải độc và giữ cho làn da được mềm và ẩm hơn. Khi da có đủ độ ẩm cũng hỗ trợ giúp da khỏe khoắn, giúp nhanh chóng làm mờ các vết rạn khi mang thai nhanh chóng hơn.
– Duy trì các bài luyện tập thường xuyên trong thai kỳ để cải thiện tuần hoàn máu, duy trì cân nặng hợp lý, giúp da giữ độ đàn hồi. Lưu ý, mẹ bầu chỉ nên thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng, phù hợp, không cần chọn các bài tập quá sức.
– Kiểm soát chế độ ăn uống, duy trì cân nặng hợp lý trong suốt quá trình mang thai.
– Lựa chọn thêm các sản phẩm dưỡng thể phù hợp cho da mẹ bầu để cấp ẩm, làm mềm da; các sản phẩm làm ẩm cũng có tác dụng giúp da khỏe khoắn, hạn chế tình trạng rạn da khi mang thai.
– Lựa chọn một số loại tinh dầu thiên nhiên để dưỡng da cơ thể và tẩy tế bào chết cho da định kỳ.
– Nên sử dụng thêm kem chống nắng khi ra ngoài đường, đặc biệt là ở những vùng da dễ bị rạn trong trong thai kỳ.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp các mẹ có thêm những cách trị rạn da cho bà bầu trong thời gian mang thai. Nếu cần tư vấn thêm về các liệu trình trị mụn và sản phẩm chăm sóc da trong thai kỳ, mẹ bầu hãy liên hệ hotline 0906.95.26.28 – 0906.943.438 để được Dr. Mommy hỗ trợ ngay nhé!
Tư vấn chuyên môn bài viết:
BS CKI. HUỲNH NGUYỄN DIỆU HUYỀN