10 tác nhân khiến mụn bùng phát

10 tác nhân khiến mụn bùng phát - 1
10 tác nhân khiến mụn bùng phát - 2

* Nhóm tác nhân gây bít tắc lỗ chân lông

1. Rối loạn nội tiết

Trong thời kì mang thai, hormone có thể dao động dữ dội. Sự thay đổi đó thể hiện ở việc tăng lượng hormone androgen, đặc biệt là hormone progesterone, góp phần vào sự phát triển của mụn trứng cá.

Nồng độ hormone này cao cũng kích thích tuyến bã nhờn trên da bạn, khiến chúng tiết ra nhiều dầu hơn. Tất cả lượng dầu thừa đó cũng làm tắc nghẽn lỗ chân lông của bạn và dễ dàng sinh mụn hơn.

Ngoài ra, progesterone còn có vai trò thu hút các bạch cầu lympho và hoạt hóa các yếu tố trung gian gây viêm, các thành phần này sẽ tham gia vào một chuỗi các phản ứng viêm trong cơ thể, và làm tình trạng mụn dễ bị sưng viêm hơn bình thường.

2. Stress

Tình trạng căng thẳng, lo lắng , mất ngủ kéo dài…, lại một lần nữa có thể gia tăng các hormone androgen, glucocorticoid, kích hoạt các yếu tố trung gian gây viêm và chuỗi phản ứng viêm trong cơ thể, góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng mụn thai kỳ.

3. Chế độ ăn uống không khoa học

– Quá nhiều sản phẩm sữa, protein thịt và đường trong chế độ ăn uống; chế độ ăn ít kẽm hoặc nhiều iod…. có thể làm nặng thêm mụn trứng cá.

Nhiều báo cáo gần đây cho thấy mụn trứng cá  ít phổ biến hơn ở những người có chế độ ăn uống có chỉ số đường huyết thấp hơn, ví dụ, người bản địa từ Kitava và Papua New Guinea, người Ache của Paraguay, Inuits và cư dân nông thôn của Kenya, Zambia và Bantu. Nguyên nhân được cho là liên quan đến tác động của những thực phẩm này đối với insulin và yếu tố tăng trưởng giống như insulin-1 (IGF-1).

Thực phẩm làm tăng nồng độ insulin có chỉ số đường huyết (GI) cao. Chỉ số đường huyết(GI)  là một phép đo về cách thức carbohydrate có ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của chúng ta. Khi chúng ta ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, chẳng hạn như bánh mì trắng và đồ nướng, lượng đường trong máu của chúng ta tăng lên. Điều này làm tăng lượng insulin được sản xuất trong cơ thể chúng ta.

Insulin gây tăng tiết hormone androgen, glucocorticoids và các yếu tố tăng trưởng trong máu. Chúng kích thích quá trình sừng hóa ( keratinization) của nang lông và sản xuất bã nhờn. Sự gia tăng sản xuất bã nhờn và sừng hóa là một yếu tố trong sự xuất hiện của mụn trứng cá.

Mặc dù sữa bò có chỉ số đường huyết thấp, nhưng nó có chứa androgen, estrogen, progesterone và glucocorticoids, cũng gây kích thích keratin hóa và sản xuất bã nhờn. Sữa cũng chứa các acid amin (ví dụ arginine, leucine và phenylalanine) tạo ra insulin khi kết hợp với carbohydrate. Caffeine, theobromine và serotonin có trong sô cô la cũng có thể làm tăng sản xuất insulin.

– Thực phẩm chứa acid béo

Acid béo là cần thiết để hình thành bã nhờn. Các nghiên cứu cho thấy một số acid béo không bão hòa đơn, như acid sapienic và một số loại dầu thực vật, có thể làm tăng sản xuất bã nhờn. Tuy nhiên, các acid béo thiết yếu linoleic, linolenic và gamma-linolenic acid có thể bỏ chặn các nang trứng và làm giảm sản xuất bã nhờn.

– Thực phẩm phù hợp nếu bạn bị mụn trứng cá: Một số nghiên cứu trên chế độ ăn cho nguời bị mụn trứng cá  đã báo cáo sự cải thiện làn da của họ khi họ tuân theo chế độ ăn có chỉ số đường huyết thấp, hạn chế sữa và thịt đỏ , tăng tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả tươi, cá, dầu ô liu, tỏi, trong khi vẫn giữ mức tiêu thụ rượu vang vừa phải.

4. Bệnh lý

Ngoài ra, một số bệnh lý như Cushing, cường giáp, bệnh buồng trứng đa nang… cũng khiến hormone mất cân bằng gây mụn.

5. Đang trị mụn thuốc tây

Một số loại thuốc tây khi sử dụng khiến cơ thể “nóng trong người” cũng là một trong những tác nhân gây mụn.


* Nhóm tác nhân gây bít tắc bề mặt

6. Yếu tố di truyền

– Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng di truyền có thể ảnh hưởng đến khả năng bạn bị mụn, điều này được cho là một số gen được di truyền có thể ảnh hưởng lên sự nhạy cảm với insulin và điều khiển việc tiết các hormone kích thích quá trình  viêm như androgen, glucocorticoid..

Những người có người thân độ một đã bị mụn trứng cá ở tuổi trưởng thành, chẳng hạn như cha mẹ hoặc anh chị em, được chứng minh là có nhiều khả năng có nó hơn.

Nếu cả hai cha mẹ bạn đều bị mụn trứng cá nghiêm trọng, ở tuổi thiếu niên hoặc ở tuổi trưởng thành, nguy cơ bạn bị mụn trứng cá có thể cao hơn

– Di truyền học có thể xác định hiệu quả của bạn tránh khỏi mụn trứng cá

Di truyền học có thể xác định hiệu quả của hệ thống miễn dịch của bạn trong việc ngăn chặn Propionibacterium acnes (P. acnes), một loại vi khuẩn thúc đẩy mụn trứng cá. Khi không được kiểm soát, P. acnes kích thích sản xuất bã nhờn trong nang lông và gây viêm.

7. Lạm dụng mỹ phẩm

Một số loại kem dưỡng ẩm, kem nền trang điểm và sáp thơm có thể tiềm ẩn nguy cơ gây mụn. Cần thận trọng với các sản phẩm có chứa những thành phần có thể gây bít tắc lỗ chân lông như: lanolin, dầu khoáng , dầu thực vật, butyl stearate, lauryl alcohol, ……

8. Môi trường ô nhiễm

Sự ô nhiễm, khói bụi, môi trường làm việc thường xuyên tiếp xúc dầu mỡ, ánh nắng… là điều kiện làm lỗ chân lông dễ bít tắc và sinh ra mụn.


* Nhóm tác nhân gây viêm nhiễm

9. Chăm sóc da mặt không đúng cách:

Rửa mặt quá nhiều lần, sử dụng những sản phẩm có chất tẩy rửa mạnh hoặc dễ gây kích ứng cho làn da, khiến hàng rào bảo vệ da bị suy yếu, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và khả năng bị mụn tăng lên

10. Tiền sử dùng mỹ phẩm corticoid

Sử dụng corticoid thời gian dài khiến da bị bào mỏng, làm da mất khả năng đề kháng.

Làn da đồng thời bị tấn công bởi P.Acnes và các loại vi khuẩn khác, khiến hậu quả của mụn vô cùng khủng khiếp, để lại di chứng không thể phục hồi.

Tài liệu tham khảo

                1.  Ambros-Rudolph CM, Shornick JK. Pregnancy dermatoses. In: Bolognia JL, Jorizzo JL, Schaffer JV, Callen JP, Cerroni L, editors. Bolognia Dermatology. 3rd ed. Vol. 1. London: Elsevier; 2012. pp. 439–49. [Google Scholar]

                2. Kar S, Krishnan A, Shivkumar PV. Pregnancy and skin. J Obstet Gynecol India. 2012;62:268–75. [PMC free article] [PubMed]

                3. Barankin B, Silver SG, Carruthers A. The skin in pregnancy. J Cutan Med Surg. 2002;6:236–40. [PubMed]

                4. Kong YL, Tey HL. Treatment of acne vulgaris during pregnancy and lactation. Drugs. 2013 Jun;73(8):779-87. Review. PubMed PMID: 23657872.

                5. Pugashetti R, Shinkai K. Treatment of acne vulgaris in pregnant patients. Dermatol Ther. 2013 Jul-Aug;26(4):302-11. Review. PubMed PMID: 23914887.

Index