Face Mapping - Nhìn Mụn Đoán Sức Khỏe Mẹ Bầu - 1

Face Mapping – Nhìn Mụn Đoán Sức Khỏe Mẹ Bầu

Từ Face Mapping tiết lộ “ngôn ngữ” mụn thai kỳ

Face Mapping (tạm dịch lập Bản Đồ Khuôn Mặt) là một khái niệm chẩn bệnh lâm sàng của người Hindu và Trung Quốc được lưu truyền trong y học cổ đại, bắt nguồn từ hàng nghìn năm trước và đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Theo Tiến sỹ – Bác sĩ Dan Hsu chuyên về Đông y ở New York, lập Bản Đồ Khuôn Mặt là cách để các thầy thuốc xưa chẩn đoán bệnh thông qua việc “xem xét gương mặt, thần sắc, bắt mạch và hỏi ban bệnh nhân”. 

Bởi quan niệm Đông y cho rằng, mỗi bộ phận trong cơ thể đều biểu lộ qua các vùng da khác nhau trên khuôn mặt. Và việc vẽ sơ đồ khuôn mặt thành từng phần tương ứng với các bộ phận bên trong cơ thể sẽ cảnh báo những rắc rối tiềm ẩn về sức khỏe.

Do đó, vị trí mọc mụn trên khuôn mặt Mẹ Bầu có thể là “sự lên tiếng” của thận, gan, mật, dạ dày… Đây là một trong những yếu tố giúp Bác sĩ Da liễu chẩn đoán nguyên nhân cốt lõi gây nên mụn, từ đó có liệu pháp trị mụn phù hợp.Ứng dụng Face Mapping cũng là nền tảng “nhìn mụn đoán bệnh” của các Bác sĩ Da liễu phương Tây, theo Brightside. Điều này cho thấy sự giao thoa giữa Đông & Tây và tính xác thực của việc chẩn đoán qua Sơ Đồ Khuôn Mặt.

Giải mã vị trí mụn trên khuôn mặt Mẹ Bầu dựa vào Face Mapping

Mẹ hãy ngồi trước gương, nhìn xem nốt mụn đang ở vị trí nào trên khuôn mặt rồi tìm đáp án bên dưới nhé!

Face Mapping - Nhìn Mụn Đoán Sức Khỏe Mẹ Bầu - 2
Face Mapping
  1. Mụn mọc theo đường chân tóc đến gần tai:

– Vấn đề: Có thể Mẹ bị tắc lỗ chân lông hoặc dị ứng, mẫn cảm do sử dụng mỹ phẩm, dầu gội đầu không phù hợp. Cũng không loại trừ khả năng Mẹ đang bị viêm da do nhiều tác nhân khác. 

– Khắc phục: Chọn các sản phẩm chăm sóc da hữu cơ (không chứa dầu) sẽ tốt cho da của Mẹ. Trường hợp viêm da, Mẹ cần thăm khám với Bác sĩ Da liễu. 

  1. Mụn mọc trên trán: 

– Vấn đề: Biểu hiện của rối loạn giấc ngủ, căng thẳng; chức năng gan, túi mật và tiêu hóa không tốt. Nhiều Mẹ đội nón bảo hiểm cũng có thể gặp tình trạng này.

– Khắc phục: Mẹ nên uống nhiều nước để thanh lọc độc tố trong cơ thể. Nên ngủ tối thiểu 7 tiếng/mỗi ngày, tránh thức khuya và thiết lập lại thực đơn hàng ngày giàu chất xơ. Chọn mũ bảo hiểm chất liệu tốt, vừa với kích cỡ đầu cũng sẽ góp phần giảm mụn Mẹ nhé!

  1. Mụn thai kỳ nổi giữa 2 chân mày (trên sống mũi):

– Vấn đề: Lá gan của Mẹ có thể đang hoạt động quá tải do chế độ dinh dưỡng không lành mạnh.

– Khắc phục: Giảm ăn các món chiên rán dầu mỡ sẽ giúp Mẹ tránh được mụn thai kỳ ở vị trí này.

  1. Mụn mọc trên đầu mũi: 

– Vấn đề: Dấu hiệu cho thấy tim mạch, phổi hoặc lá lách đang cần được chăm sóc. Thức ăn cay mặn, giàu chất béo cũng có thể là nguyên nhân.

– Khắc phục:  Mẹ Bầu nên hạn chế ăn đồ nhiều gia vị cay mặn và chú ý kiểm tra huyết áp, tim mạch thường xuyên. Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu Omega-3, Omega-6 có trong rau củ, hạt ngũ cốc…

  1. Mụn thai kỳ nổi quanh vùng mắt:

– Vấn đề: Theo TS. Bác sĩ Da liễu Michael Shapiro (Chủ tịch Hội đồng Quản trị & Giám đốc Y khoa Viện da liễu Vanguard, Ấn Độ), mụn nổi quanh mắt có thể là dấu hiệu cảnh báo chức năng thận suy giảm.

– Khắc phục: Cách tốt nhất là bổ sung đủ nước cho cơ thể nha Mẹ!

  1. Mụn xuất hiện trên má trái:

– Vấn đề: Nếu mọc ở má trái tức là lá gan của Mẹ đang có vấn đề. Đôi khi mụn còn xuất hiện do lây nhiễm vi khuẩn từ màn hình điện thoại và khẩu trang. 

– Khắc phục: Mẹ nên thư giãn cơ thể trong khung giờ từ 13:00-17:00 vì đây là thời điểm chức năng gan yếu nhất trong ngày. Mẹ Bầu cũng có thể dùng sản phẩm chứa ít hoặc chỉ 2% acid salicylic để cải thiện da, song song với việc vệ sinh màn hình điện thoại thường xuyên, và thay khẩu trang (hoặc giặt sạch) sau mỗi lần sử dụng.

  1. Mụn xuất hiện trên má phải:

– Vấn đề: “Tiếng nói” của hệ hô hấp hoặc do Mẹ Bầu tiêu thụ nhiều đường. Và tương tự như mụn ở má trái, khẩu trang cũng có thể là “ổ vi khuẩn” gây mụn.

– Khắc phục: Mẹ cần cắt giảm lượng đường thu nạp vào cơ thể, kết hợp vận động nhẹ nhàng mỗi sáng để tăng cường chức năng của phổi. Mẹ cũng nên chọn khẩu trang vừa khuôn mặt, thay hoặc giặt sạch thường xuyên.

  1. Mụn mọc ở vùng quanh miệng: 

– Vấn đề: Mụn ở vị trí này có liên quan mật thiết đến đường tiêu hóa (đường ruột và dạ dày), nghĩa là chức năng này ở Mẹ Bầu có thể đang gặp “trục trặc”.

– Khắc phục: Để giảm mụn, Mẹ hãy cắt giảm các món chiên rán, cay nóng nhằm giảm tải gánh nặng cho đường tiêu hóa, đồng thời tăng cường bổ sung trái cây và rau xanh.

  1. Mụn thai kỳ nổi nhiều dưới cằm:

– Vấn đề: Cằm nổi mụn có thể do nồng độ hormone trong cơ thể Mẹ Bầu thay đổi. Cùng với đó là tác động của stress và chế độ ăn uống quá nhiều sữa hoặc dầu mỡ.

– Khắc phục: Mẹ nên thay đổi thực đơn dinh dưỡng, tăng cường rau củ quả tươi; hạn chế tiêu thụ các chế phẩm từ sữa.

Các vị trí mọc mụn thai kỳ khác trên cơ thể tiết lộ điều gì?

Face Mapping là Bản Đồ Mụn trên gương mặt, nhưng đối với các Mẹ Bầu, mụn đôi khi còn mọc nhiều tại các vị trí khác trên cơ thể. Bao gồm:

  • Mụn thai kỳ bùng phát trên lưng:

Nếu mụn mọc ở lưng có thể là dấu hiệu cảnh báo Mẹ đang bị dị ứng do nước xả vải hoặc bột giặt; cũng có thể do thân nhiệt của Mẹ Bầu cao hơn người bình thường, dẫn đến mồ hôi đổ quá nhiều gây kích ứng da.

Giải pháp khắc phục là Mẹ nên mặc quần áo cotton thoáng khí, thường xuyên lau sạch vùng đổ mồ hôi lưng.

  • Mụn nổi hai bên bả vai:

Gen di truyền và stress có thể khiến vai Mẹ Bầu nổi nhiều mụn. Đôi khi mụn còn mọc dày vì Mẹ đeo túi xách/balo nặng tạo áp lực lên vai. 

Cách Mẹ cải thiện mụn tại vùng da này là mặc áo có chất vải mát mẻ, tránh đeo túi xách trên vai và luôn giữ tinh thần thư thái.

  • Mụn nổi nhiều vùng ngực:

Da ngực vô cùng nhạy cảm và có mối liên hệ trực tiếp với hệ tiêu hóa. Mẹ ăn quá nhiều món cay nóng sẽ khiến gan và dạ dày quá tải, dẫn đến mụn bùng phát trên da ngực. Ngoài ra, sự thay đổi nội tiết khi mang thai, tâm lý lo âu và mặc áo ngực quá chật cũng có thể là tác nhân gây mụn.

Giải pháp xử lý là Mẹ nên ăn nhiều chất xơ, rau xanh… và nên mặc các loại áo ngực không gọng, kích cỡ rộng, chất liệu hút ẩm tốt.

  • Mụn xuất hiện dày đặc trên cánh tay:

Lưu thông khí huyết kém và các nang lông chứa quá nhiều tế bào chết sẽ khiến Mẹ Bầu nổi mụn nhỏ li ti trên cánh tay. 

Cách cải thiện là vệ sinh sạch sẽ vùng da tay mỗi ngày, và tập các môn thể thao phù hợp để tăng cường tuần hoàn máu…

Hy vọng qua bài chia sẻ trên, Mẹ sẽ hiểu hơn về “tiếng nói cơ thể” thông qua vị trí mụn thai kỳ xuất hiện. Nếu Mẹ đang gặp các vấn đề liên quan đến mụn, hãy trao đổi với Bác sĩ Da liễu Nhà Dr. Mommy để được thăm khám và tư vấn chuyên sâu nhé!

CẨM NANG TRỊ MỤN BÀ BẦU

Quyển sách giúp làn da mẹ đẹp mãi mãi

Quyển cẩm nang này đã giúp mình không còn tốn thời gian, tiền bạc vào những cách trị mụn thiếu khoa học trên Tóp Tóp nữa.
-Ms. Kim Duyên-

ĐỌC CẨM NANG NGAY

This will close in 0 seconds

Làm việc T3–CN (09:00 – 19:30). NGHỈ T2.
101A Nguyễn Văn Trỗi, P.11, Phú Nhuận, TP.HCM
Hotline: 0906 943 438

Làm việc T3–CN (09:00 – 19:30). NGHỈ T2.
101A Nguyễn Văn Trỗi, P.11, Phú Nhuận, TP.HCM
Hotline: 0906 943 438

This will close in 0 seconds

Index