MỤC LỤC
“Đâu là cách trị khô môi cho bà bầu an toàn và hiệu quả?” là câu hỏi được nhiều chị em tìm kiếm và quan tâm vì khi mang thai, làn da của mẹ bầu vô cùng nhạy cảm, kèm theo đó là sự thay đổi về nội tiết tố khiến cho làn da có những biểu hiện rõ rệt. Trong đó bao gồm cả khô và nứt nẻ môi. Để giúp mẹ bầu có đôi môi căng mọng, mịn màng, hãy cùng Dr. Mommy tham khảo ngay bài viết này nhé.
Bà bầu bị khô môi nguyên nhân do đâu?
Khôi môi là hiện tượng thường gặp của nhiều mẹ bầu trong suốt thai kỳ. Kèm theo đó là những biểu hiện như nứt nẻ, làn da trở nên mỏng và nhạy cảm hơn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như:
Cơ thể thiếu nước
Nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng, chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể. Đồng thời, nước cũng cần thiết cho các quá trình đào thải độc tố được diễn ra tốt hơn. Do đó, khi mang thai người mẹ thường có xu hướng đi tiểu nhiều khiến cho cơ thể dần mất nước hơn so với bình thường, từ đó dẫn đến các tình trạng khô da, khô môi…
Thay đổi hormone
Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể cũng là nguyên nhân khiến da trở nên nhạy cảm, nhiệt độ cơ thể tăng, da mất nước nhiều và dễ khô môi hơn. Hầu hết lượng chất lỏng bên trong cơ thể của mẹ bầu sẽ được dùng chuyển hóa thành máu để nuôi dưỡng cho thai nhi. Bên cạnh đó, sự thay đổi về hormone và tình trạng đi tiểu nhiều khiến cho cơ thể mẹ bầu nhanh bị mất nước. Khiến da và môi thiếu hụt độ ẩm, mất khả năng đàn hồi và dễ bị nứt nẻ. Lúc này cách trị khô môi cho bà bầu tốt nhất là dùng những loại sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên để tăng hiệu quả. Đồng thời tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Do môi trường xung quanh
Thường xuyên tiếp xúc với môi trường nắng nóng, bụi bẩn cũng là nguyên nhân khiến cho tình trạng khô, nứt môi dễ xảy ra ở các bà bầu. Ngoài ra, trong trường hợp thường xuyên hoạt động trong phòng lạnh, bờ môi của mẹ bầu cũng dễ nhanh bị khô ráp, nứt nẻ. Đó cũng chính là lý do, vào những ngày thời tiết lạnh hanh khô mà nhiều chuyên gia khuyến khích nên thoa kem dưỡng môi. Để từ đó cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho môi.
Thiếu Vitamin
Việc cơ thể thiếu chất dinh dưỡng cũng là nguyên nhân khiến cho môi và da nhanh khô, nứt nẻ, đặc biệt là khi thiếu hụt Vitamin B2. Điều này không chỉ gây nên tình trạng khô ráp, lột da mà còn có biểu hiện ngứa ngáy khó chịu.
Ngoài những nguyên nhân trên, còn có rất nhiều vấn đề khác khiến cho mẹ bầu bị khô môi, chẳng hạn như dị ứng với thành phần nào đó có trong mỹ phẩm, thức ăn sử dụng hàng ngày, tâm lý stress, mệt mỏi khi mang thai…
Việc mẹ bầu liếm môi, dùng tay bóc da môi cũng làm tăng nặng tình trạng khô môi và làm môi bị viêm nhiễm thậm chí bị nhiễm Herpes môi.
Bà bầu bị khô môi có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Trong thời kỳ mang thai, khô môi là hiện tượng bình thường của nhiều mẹ bầu. Nguyên nhân chủ yếu là do mất nước, thay đổi nội tiết tố hoặc môi trường xung quanh nên hoàn toàn không gây hại gì đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
Tuy nhiên, nếu tình trạng này phát triển và kéo dài, kèm theo đó là những biểu hiện bất thường khác thì các chị em cần nhờ đến sự tư vấn của các bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời và tránh những bệnh nguy hiểm liên quan về da vì đó có thể là triệu chứng của những bệnh lý nghiêm trọng.
Cách trị khô môi cho bà bầu đơn giản
Khô môi không chỉ khiến cho nhan sắc bà bầu ngày càng giảm xuống, mà còn gây tâm lý tự ti khi đứng trước người khác. Đặc biệt là khi tình trạng này kéo dài sẽ hình thành nên một số hệ lụy và thói quen xấu. Do đó, việc trị mụn khô môi là hoàn toàn cần thiết. Sau đây là một số cách trị khô môi cho bà bầu hiệu quả:
Trị khô môi bằng mỹ phẩm hữu cơ
Một trong những cách trị khô môi được nhiều mẹ bầu thực hiện là sử dụng mỹ phẩm, cụ thể là dùng son dưỡng hoặc son môi có chất dưỡng. Khi đó, đôi môi của mẹ bầu luôn được bổ sung nhiều dưỡng chất, giúp cải thiện nền da môi mịn màng, hạn chế tình trạng nứt nẻ. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là mẹ bầu nên sử dụng các sản phẩm hữu cơ vì đây là dòng sản phẩm được nghiên cứu và kiểm nghiệm độ an toàn cho mẹ bầu mà những sản phẩm thông thường hầu như không có. Dưới đây là một số dòng son dưỡng và son môi giúp mẹ bầu trị khô môi hiệu quả.
Son dưỡng hữu cơ không chì 100% Pure Fruit Pigmented Pomegranate Oil Anti Aging – Hibiscus
Cho những ai chưa biết, 100% Pure là hàng mỹ phẩm hữu cơ nổi tiếng trên thế giới với những dòng son dưỡng môi không chứa chì và các chất gây hại mà chỉ chứa thành phần hữu cơ an toàn khi sử dụng cho phụ nữ mang thai và sau sinh. Son dưỡng hữu cơ không chì 100% Pure Fruit Pigmented Pomegranate Oil Anti Aging – Hibiscus là dòng son dưỡng được nhiều chị em phụ nữ ưa chuộng với công nghệ độc quyền trích ly màu thực vật Fruit Pigmented®, mang lại màu sắc thực vật rực rỡ nhất mà không sử dụng các chất tạo màu nhân tạo.
Với mong muốn mang lại đôi môi căng mọng, mịn màng cho phụ nữ mang thai, 100% Pure đã cho ra đời dòng son dưỡng hữu cơ không chì này sở hữu nhiều công dụng tuyệt vời như:
– Làm mềm và mịn môi trong suốt nhiều ngày liền nhờ Vitamin E kết hợp cùng các hợp chất chống oxy hóa từ lựu, cà chua, nho và mâm xôi.
– Không làm lộ vân môi, đôi môi căng bóng hơn nhờ lớp màng bảo vệ chiết xuất từ lựu và bơ hạt mỡ.
– Chống nắng, bảo vệ đôi môi khỏi tác hại của môi trường, đồng thời ngừa thâm môi hiệu quả.
– Thành phần an toàn tuyệt đối cho phụ nữ mang thai và sau sinh.
Son không chì cho mẹ bầu 100% Pure Cocoa Butter Matte
Bên cạnh dòng son dưỡng đình đám, 100% còn cung cấp các dòng son môi hữu cơ mang nhiều dưỡng chất thiết yếu cho đôi môi, giúp mẹ bầu cải thiện và ngăn ngừa tình trạng khô môi, điển hình là Cocoa Butter Matte Lipstick – dòng son bán chạy nhất của hãng 100% Pure. Ở dòng son này, hãng cũng ứng dụng công nghệ trích ly màu từ thực vật Fruit Pigmented, nói không với màu nhân tạo mà chỉ sử dụng màu sắc được tổng hợp từ thành phần hữu cơ thiên nhiên như việt quất, anh đào, mâm xôi, mận, lựu, cà rốt, các loại hoa rực rỡ…, không silicon hay dầu khoáng và không hóa chất độc hại. Với hơn 60% thành phần có nguồn gốc 100% thực vật thuần chay, sở hữu chứng nhận hữu cơ từ các tổ chức uy tín trên thế giới nên rất an toàn cho phụ nữ mang thai và sau sinh.
Một điều khá đặc biệt mà không thể không nhắc tới ở dòng son này chính là son lì nhưng không chứa chì, một điều ít thấy ở những dòng son thông thường. Ngoài ra, màu son lên môi khá chuẩn ngay từ lớp son đầu tiên, giữ màu lâu từ 3 – 4 tiếng hoặc lâu hơn nếu mẹ bầu thoa son đúng chuẩn. Điểm nổi bật ở dòng son này là dòng son lì nhưng không chứa chì, đảm bảo lên màu chuẩn ngay từ lớp son đầu tiên, giữ màu 3 – 4 tiếng hoặc lâu hơn nếu đánh đúng chuẩn. Ngoài ra, Cocoa Butter Matte Lipstick còn chứa các thành phần nhiều chất dưỡng như shea butter và cocoa, giúp di son trên môi dễ dàng hơn, làm mềm cũng như cấp ẩm cho môi, bảo vệ đôi môi trong suốt ngày dài.
Để được mua các dòng son dưỡng và son môi nêu trên của 100% Pure, mẹ bầu có thể liên hệ cho Mỹ Phẩm Bà Bầu- địa chỉ cung cấp mỹ phẩm hữu cơ an toàn cho mẹ bầu qua Hotline 0906.95.26.28 – 0906.943.438 hoặc đến trực tiếp địa chỉ: 96 Hoa Lan, Phường 02, Phú Nhuận, TP.HCM (P12 cũ).
Trị khô môi cho bà bầu bằng phương pháp tự nhiên
Sau đây là một số công thức làm mặt nạ giúp dưỡng và trị khô môi cho bà bầu hiệu quả. Các mẹ có thể tham khảo và áp dụng thường xuyên tại nhà từ 2 – 3 lần/tuần. Lưu ý là cần thực hiện trước khi đi ngủ để đạt được hiệu quả cao nhất.
– Dưa chuột: Đầu tiên, mẹ bầu cần dùng hỗn hợp đường và mật ong để tẩy tế bào chết cho môi. Sau đó, cắt dưa chuột thành lát mỏng và xoa nhẹ lên môi, rồi giữ trong vòng 15 phút. Các mẹ có thể cắt nhiều hơn để đắp luôn cả mặt để dưỡng da.
– Nha đam: Đây là nguyên liệu “quốc dân” trong các phương pháp làm đẹp của chị em, kể cả mẹ bầu. Chỉ cần dùng phần gel trong suốt của nha đam rồi đắp lên môi trong vòng 15 phút. Các mẹ bầu có thể bỏ vào ngăn mát của tủ lạnh khoảng 30 phút trước khi đắp để tạo cảm giác mát, sảng khoái.
– Dầu dừa, mật ong hoặc dầu ô liu: Mẹ bầu hoàn toàn có thể chọn 1 trong 3 loại nguyên liệu này để bôi lên môi và để qua đêm. Lưu ý nên bôi một lượng vừa đủ, không quá dày cũng không quá mỏng để đạt hiệu quả tốt nhất.
– Dầu jojoba: Là loại dầu dưỡng rất tốt cho môi, chứa nhiều vitamin và khoáng chất nên rất dễ thẩm thấu vào da, giúp làm dịu và cải thiện tình trạng khô môi hiệu quả. Mẹ bầu nên thoa dầu jojoba lên môi mỗi tối trước khi đi ngủ để có đôi môi căng mọng, mịn màng.
Cách chăm sóc môi cho bà bầu để không bị khô
Để giúp cải thiện và duy trì cho làn môi của mình không bị khô. Ngoài các cách trị khô môi cho bà bầu trên, mỗi ngày các mẹ cần áp dụng một số biện pháp như sau:
Ăn uống đủ chất
Chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng luôn là ưu tiên hàng đầu, mang lại hiệu quả cao, đặc biệt là với các mẹ bầu vì phải bổ sung nhiều dưỡng chất hơn để nuôi dưỡng thai nhi.
Để hạn chế khô môi, chị em cần tránh các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ hoặc cay nóng, đặc biệt là đồ mặn và các món mắm vì chúng làm tăng nguy cơ lở môi, khô môi. Nên thường xuyên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, vitamin (nhất là vitamin C, B6), uống đủ nước mỗi ngày. Việc thiếu vitamin B6 không chỉ khiến môi dễ khô mà còn có thể dẫn đến tình trạng phồng rộp ở mép, chân, tay.
Bỏ ngay thói quen liếm môi
Thói quen liếm môi là “khắc tinh” với mọi bà bầu, khiến cho môi nhanh khô, nhất là khi lâu ngày sẽ dẫn đến thâm môi. Để giúp môi thêm mọng, căng và tránh khô môi, các mẹ không nên dùng một số loại son dưỡng có mùi vị ngọt, thơm vì nó sẽ kích thích cảm giác muốn liếm môi.
Cẩn thận với kem đánh răng và nước súc miệng
Có một số trường hợp mẹ bầu khi mang thai có nguy cơ dị ứng với những loại kem đánh răng và nước súc miệng, khiến cho môi bị khô mà còn có hiện tượng phồng rộp miệng, ở mép rất xấu xí. Chính vì vậy, các mẹ cần cẩn thận khi mua và sử dụng các loại sản phẩm này.
Sử dụng dưỡng môi có thành phần hữu cơ
Có nhiều ý kiến cho rằng, mẹ bầu nên hạn chế sử dụng mỹ phẩm bao gồm cả dưỡng môi khi mang thai vì chúng có thể chứa thành phần nào gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, với một số dòng son dưỡng hữu cơ, được chứng nhận an toàn thì các mẹ hoàn toàn có thể sử dụng, điển hình là những sản phẩm mà chúng tôi gợi ý ở trên.
Còn nếu bạn ngần ngại và muốn đảm bảo an toàn tốt nhất cho thai nhi, thì hoàn toàn có thể tận dụng những nguyên liệu thiên nhiên tại nhà như lô hội, mật ong, dưa leo,…. Chỉ cần lấy một lượng vừa đủ và thoa lên môi mỗi tối. Duy trì thói quen này, sau vài ngày mẹ bầu sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt.
Tẩy tế bào chết cho môi
Chắn hẳn rằng khi mang thai, các mẹ bầu thường có xu hướng bỏ bớt hoặc thậm chí là không thực hiện các bước chăm sóc da. Tuy nhiên, điều này sẽ làm cho nhan sắc của bạn càng thêm xuống cấp sau khi sinh con.
Với phương pháp tẩy tế bào chết cho môi, mẹ bầu không cần phải làm thường xuyên, mà chỉ cần thực hiện 1 lần/tuần là được. Tuy nhiên, các mẹ cũng chú ý về chất lượng, thành phần có trong sản phẩm trước khi dùng.
Trị khô môi cho bà bầu cần lưu ý những gì?
Mang thai là thiên chức cao cả của người phụ nữ, tuy nhiên, vì đây là giai đoạn nhạy cảm nên các mẹ cần hết sức lưu ý để cả mẹ và thai nhi được an toàn, phát triển tốt nhất. Trong quá trình thực hiện các cách trị khô môi cho bà bầu cần chú ý một số điều sau:
Bà bầu bị khô môi nên ăn gì?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những mẹ bầu khi mang thai mà gặp phải tình trạng khô môi cần bổ sung một số loại thực phẩm như sau:
– Rau xanh: chứa các loại vitamin và khoáng chất rất cần thiết và hữu ích trong việc chống lại sự khô và nứt nẻ môi.
– Dưa leo: chứa chất silica, giúp tăng độ đàn hồi cho da, hạn chế khô sần và nứt nẻ. Ngoài dùng để ăn, các mẹ bầu có thể sử dụng dưa leo tươi như một phương pháp dưỡng môi từ thiên nhiên.
– Ngũ cốc nguyên hạt: giàu hàm lượng vitamin B, giúp cho môi luôn giữ được sự mềm mại, mịn màng, không bị khô.
– Uống nhiều nước: uống ít nhất 2l mỗi ngày, giúp cho da không bị hanh khô, nhất là vùng da môi.
Bà bầu bị khô môi không nên ăn gì?
Để bảo vệ sức khỏe, nâng cao sức đề kháng và tránh tình trạng khô môi, các mẹ bầu nên hạn chế sử dụng một số loại thực phẩm như:
– Đồ ăn quá nhiều dầu mỡ, cay, nóng.
– Không nên uống các loại như nước ngọt, bia, rượu, cà phê,…
– Hạn chế dùng các gia vị như gừng, sả, ớt, tiêu,…
– Các loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao như trứng gà, hải sản, thịt gà,…
– Những loại thực phẩm, thức ăn lên men chua có chứa nhiều chất acid như: cà muối, kim chi, dưa cải,…
– Hạn chế các loại trái cây có chứa nhiều vitamin C vì có hàm lượng acid cao như: chanh, cam, bưởi,…
Bà bầu bị khô môi khi nào nên tìm đến bác sĩ?
Các mẹ bầu cần tìm ngay đến bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ, nếu bị khô môi kèm theo các triệu chứng như:
– Nhức đầu
– Tiêu chảy
– Mệt mỏi cực độ
– Cảm giác nóng rát trong khoang miệng
– Bị chàm, hoặc viêm da do dị ứng
– Nước tiểu và phân có màu sắc lạ
– Buồn nôn
– Ngứa dữ dội và có hiện tượng khô da ở lòng bàn chân hoặc bàn tay
Trên đây là một số cách trị khô môi cho bà bầu đơn giản nhưng hiệu quả nhất mà các mẹ bầu có thể áp dụng trong suốt thai kỳ của mình. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!
Tư vấn chuyên môn bài viết:
BS CKI. HUỲNH NGUYỄN DIỆU HUYỀN