Trị mụn cóc cho bà bầu

#Cách trị mụn cóc cho bà bầu hết triệt để không để lại Sẹo

Phụ nữ bầu bì gặp rất nhiều vấn đề về sức khỏe, và mụn cóc là một trong những tình trạng mà mẹ bầu có thể gặp phải. Hãy cùng Dr. Mommy xem hết bài viết và tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này để có những cách trị mụn cóc cho bà bầu tốt nhất cho cả mẹ và bé nhé!

Nguyên nhân bà bầu bị mọc mụn cóc

Mụn cóc được hình thành do virus papilloma thuộc nhóm HPV, là tình trạng bệnh lý với sự tăng sinh lành tính của các tế bào biểu bì ở da và niêm mạc. Hiện nay, có đến hơn 100 chủng virus HPV, mỗi loại sẽ gây ra những tổn thương trên da khác nhau. Tỉ lệ bị mụn cóc cao hơn ở những người suy giảm miễn dịch.

Mụn cóc được hình thành do virus papilloma thuộc nhóm HPV
Mụn cóc được hình thành do virus papilloma thuộc nhóm HPV

Virus HPV thường xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết rách, vết xước quanh móng tay, chỗ bị sây sát hay vết trầy xước trên da. Sau đó bắt đầu phát triển và kích thích các tế bào trên bề mặt da, từ đó hình thành mụn cóc. Cũng có một số chủng virus HPV lây qua đường tình dục, tiếp xúc da kề da hoặc thông qua các dụng cụ dùng chung, chẳng hạn như khăn lau, quần áo bẩn, dụng cụ cá nhân,…

Tuy không xuất hiện quá phổ biến, nhưng khi mang thai cơ thể người mẹ rất dễ bị suy giảm miễn dịch, nên việc xuất hiện mụn cóc trong thai kỳ cũng là điều mẹ bầu có thể gặp.

Mang thai mà bị nổi mụn cóc có nguy hiểm không?

Nổi mụn cóc khi mang thai không phải là một tình trạng quá nguy hiểm. Thông thường sau khi sinh con, mụn cóc trên cơ thể mẹ bầu sẽ tự biến mất trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, việc mọc mụn cóc ở các vị trí đặc thù có thể gây mất thẩm mỹ, đau đớn và khó chịu cho mẹ bầu. Nhiều trường hợp mụn cóc mọc ở những vị trí gần bộ phận sinh dục cũng có thể gây ra các tác hại:

– Việc tăng lượng estrogen trong thai kỳ có thể làm tình trạng mụn cóc lan rộng hơn, lây lan nhanh chóng, chảy máu. Một số trường hợp nhiễm mụn cóc sinh dục có nguy cơ lây nhiễm virus sang cho trẻ. Trẻ sơ sinh bị nhiễm HPV thanh quản có thể gây ảnh hưởng đến chức năng thở.

– Mụn cóc ở khu vực sinh dục có thể lớn dần lên, làm cho mẹ bầu khó khăn khi tiểu tiện, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về đường tiết niệu. Ngoài ra, mụn cóc cũng có thể lan rộng làm tắc nghẽn đường dẫn sinh hoặc ức chế các mô âm đạo, gây ảnh hưởng đến quá trình sinh nở.

– Mẹ bầu bị mọc mụn cóc ở trên hoặc trong âm đạo có thể bị chảy máu nhiều và kéo dài khi sinh, điều này không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý mà còn có làm tăng nguy cơ dẫn đến nhiều rủi ro hậu sản.

Mẹ bầu cần lưu ý, mụn cóc có thể lớn dần và nhân rộng từ bộ phận này sang bộ phận khác, lây nhiễm từ người này sang người khác. Khi bị mụn cóc, nhiều mẹ sẽ có xu hướng nặn hay cào mụn, điều này làm tăng nguy cơ lây lan nhanh sang các vị trí khác hơn.

Thời gian để mụn cóc phát triển và dần lớn lên là khoảng vài tháng nhưng có nhiều mẹ không phát hiện được mình đang bị mụn cóc. Do đó, trong giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu nên theo dõi sức khỏe thường xuyên để phát hiện mụn cóc và có cách trị mụn cóc cho bà bầu từ sớm.

Mụn cóc có thể nhân rộng từ khu vực này sang khu vực khác
Mụn cóc có thể nhân rộng từ khu vực này sang khu vực khác

Cách trị mụn cóc cho bà bầu hiệu quả nhất

Hiện nay có rất nhiều phương pháp trị mụn cóc khác nhau. Tuy nhiên với cơ địa của phụ nữ mang thai, cần chọn lọc kỹ lưỡng những phương pháp trị mụn phù hợp nhất. Để an toàn cho mẹ và bé, mẹ bầu có thể chọn những phương pháp trị mụn cóc như:

Phương pháp khoa học

Với các phương pháp trị mụn cóc theo khoa học, một liệu trình trị mụn có thể diễn ra trong thời gian từ vài tuần đến vài tháng, tuy nhiên do ảnh hưởng của nội tiết nên nhiều trường hợp mụn cóc vẫn có xu hướng tái phát hoặc lan rộng. Với mẹ bầu, các bác sĩ thường chọn những phương pháp ít đau và an toàn nhất.

Dựa trên vị trí mọc mụn và các triệu chứng, bác sĩ sẽ chỉ định cách trị mụn cóc cho bà bầu theo những cách sau:

– Axit salicylic: salicylic axit thường xuất hiện trong nhiều loại mỹ phẩm và thuốc trị mụn, hoạt động trị mụn cóc thông qua cách loại bỏ từng chút mụn cơm. Ngoài ra, axit salicylic cũng có chức năng giúp kích thích khả năng hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể chống lại mụn cóc;

– Phương pháp áp lạnh: Phương pháp sử dụng nitơ lỏng để trị mụn cóc;

– Tiểu phẫu: Phương pháp cắt bỏ hoặc phá hủy mụn cóc bằng cách sử dụng kim điện;

– Laser: Sử dụng phương pháp đốt laser để đóng các mạch máu nhỏ, từ đó các mô bị nhiễm bệnh cuối cùng sẽ chết, mụn cóc cũng rụng đi;

– Vắc xin phòng HPV: Ngoài việc phòng ngừa bệnh, vắc-xin phòng (HPV) cũng được sử dụng để trị mụn cóc.

Mẹ bầu lưu ý, các phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật, chuyên môn cao và được sử dụng tùy vào từng bệnh trạng cụ thể. Tùy vào từng tình trạng của mỗi người, các bác sĩ sẽ có những phương pháp trị mụn hoặc phương pháp kết hợp khác nhau. Do đó, tốt nhất mẹ bầu khi phát hiện mụn cóc nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn.

Ngoài ra, để an toàn, mẹ bầu chỉ nên khám ở các phòng khám da liễu uy tín hoặc phòng khám chuyên dành cho phụ nữ mang thai, không đến những địa chỉ thăm khám truyền miệng, không khoa học để “tránh tiền mất tật mang”.

Trị mụn cóc cho bà bầu bằng cách nguyên liệu tự nhiên

Phương pháp tự nhiên cũng là một trong những cách trị mụn cóc cho bà bầu được nhiều mẹ tin tưởng. Dưới đây là một số phương pháp mà mẹ bầu có thể tham khảo:

Trị mụn cóc cho bà bầu bằng Tỏi

Trong tỏi có chứa hàm lượng lớn hoạt tính azooene, diallil-trisulfide, dianllil disulfide và lưu huỳnh, nhờ vậy tỏi có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, sát trùng, kháng viêm và hỗ trợ đánh bay mụn cóc khá hiệu quả. Ngoài ra, hoạt tính allicin cúng giúp da trắng sáng, mịn màng và tăng cường sức đề kháng. Đồng thời, tỏi cũng hạn chế sự phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh ngoài da và giúp các mô tế bào da trở nên khỏe khoắn hơn.

Mẹ bầu có thể sử dụng tỏi bằng cách dã nhuyễn tỏi tươi và đắp lên khu vực bị mụn cóc, lưu ý không nên đắp trực tiếp lên các khu vực có vết thương hở nhé.

Trị mụn cóc cho bà bầu bằng cách ngâm nước nóng

Ngâm vùng da bị mụn cóc trong nước nóng sẽ giúp làm mềm, nước nóng giúp chống lại các virus và ngăn ngừa nhiễm trùng hiệu quả. Mẹ bầu cũng có thể thêm vào một ít giấm trắng hoặc muối tinh để giúp kháng viêm.

Trị mụn cóc cho bà bầu bằng nha đam

Bạn dùng gel lô hội đắp lên vùng da bị nổi mụn cóc hoặc có thể dùng miếng vải quán quanh vùng da có đắp lô hội để cố định trong một giờ. Bạn nên làm liên tục cho đến khi có kết quả.

Trị mụn cóc cho bà bầu bằng mầm khoai tây tươi

Chúng ta thường sử dụng khoai tây tươi để đắp mặt, nhưng ít ai biết rằng khoai tây cũng có chức năng hỗ trợ trị mụn cóc rất tốt.

Để trị mụn cóc bằng mầm khoai tây, mẹ bầu thực hiện theo các cách sau: cắt mầm khoai tây hoặc khoai tây tươi rửa sạch. Chà xát vào những vùng da bị mụn cóc và vùng da xung quanh nhiều lần mỗi ngày. Duy trì đều đặn và liên tục trong các tuần tiếp theo để đạt hiệu quả cao.

Trị mụn cóc cho bà bầu bằng sung tươi

Trái sung có khả năng làm xẹp mụn cóc, kháng viêm và giảm sưng đau, vì trong quả sung chứa nhiều chất chống oxy hóa và có khả năng kháng virus trong nước. Để sử dụng, mẹ bầu có thể dã nhuyễn quả sung tươi và đắp trực tiếp lên vùng da bị mụn cóc, duy trì đều đặn và liên tục để đạt hiệu quả cao nhé.

Trị mụn cóc cho bà bầu bằng lá húng quế

Trong lá cây húng quế cũng có khả năng hỗ trợ trị mụn cóc hiệu quả do chứa những hợp chất có tác dụng kháng viêm, diệt virus. Để sử dụng, mẹ bầu có thể đâm nhuyễn lá cây húng quế, pha thêm ít nước sau đó đắp trực tiếp lên mụn cóc. Nhớ thay mới khi lá cây húng quế bị khô, thực hiện liên tục và cách này trong vòng một tuần để đạt hiệu quả cao.

Trị mụn cóc cho bà bầu bằng giấm táo

Giấm táo là thành phần xuất hiện trong danh sách làm đẹp. Ngoài tác dụng làm đẹp, với hàm lượng axit axetic cao, hoạt động của chúng tương tự như axit salicylic, giấm táo có khả năng phá hủy và tiêu diệt một số loại virus làm mụn cóc phát triển, từ đó khiến chúng tự rụng sau một thời gian sử dụng. Ngoài ra, khả năng kháng viêm cũng giúp mụn cóc không bị tái đi tái lại nhiều lần.

Để trị mụn cóc bằng giấm táo, mẹ bầu hãy thực hiện theo công thức: Hòa tan giấm táo và nước theo tỷ lệ 2:1, khuấy đều. Sau đó sử dụng bông tẩy trang hoặc bông gòn nhúng hỗn hợp và đặt trực tiếp lên khu vực bị mụn cóc. Sau đó, băng vết thương bằng gạc hoặc băng cá nhân và để qua đêm.

Do ảnh hưởng của nội tiết thay đổi trong thai kỳ, mụn cóc vẫn có xu hướng tái phát hoặc lan rộng
Do ảnh hưởng của nội tiết thay đổi trong thai kỳ, mụn cóc vẫn có xu hướng tái phát hoặc lan rộng

Trị mụn cóc cho mẹ bầu cần lưu ý những gì?

Sau khi trị mụn, đôi khi mụn cóc sẽ có khả năng quay trở lại nhanh. Nguyên nhân do nốt “mụn mẹ” đã phát tán virus trước đó và đã tạo các “mụn con” ở xung quanh. Một số mụn cóc con có kích thước quá nhỏ nên nhiều khi không thể phát hiện được bằng mắt thường. Vì vậy, mẹ bầu nên chữa trị ngay từ sớm tránh để mụn cóc biến chứng rất khó trị mụn dứt điểm. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp đặc biệt, sau khi trị mụn cóc mẹ thì những mụn con cũng sẽ tự biến mất.

Ngoài những cách trị mụn cóc cho bà bầu trên, mẹ bầu cũng nên nắm vững một số lưu ý sau để tránh mụn lây lan và tái đi tái lại:

– Tuyệt đối không gãi, dùng dao lam rạch, cắt tỉa, cào các nốt mụn hoặc cạo, lấy kim châm vào khu vực có mụn để tránh nhiễm trùng và lây lan virus;

– Không dùng chung dụng cụ cắt móng tay, móng chân. Tốt nhất là sử dụng dụng cụ cá nhân riêng để tránh lây nhiễm bệnh;

– Giữ vệ sinh khu vực có mụn (như bàn tay, chân, vùng kín…), để vùng da luôn khô ráo vì mụn cóc có thể phát triển, lây lan nhanh và khó kiểm soát trong môi trường ẩm ướt;

– Không cắn móng tay nếu mụn cóc xuất hiện trên khu vực tay, kẽ tay hoặc trên tay;

– HPV rất dễ lây lan, vì vậy hãy rửa tay thật sạch trước và sau khi chạm vào mụn cóc, tuyệt đối không chạm vào vùng da khác sau khi chưa rửa sạch;

– Tuân thủ đúng các dặn dò của bác sĩ sau trị mụn;

– Hạn chế sử dụng sản phẩm hóa chất lên các nốt mụn cóc;

– Tự theo dõi tại nhà, nếu phát hiện có dấu hiệu tái nhiễm cần liên hệ ngay với bác sĩ để kịp thời trị mụn;

– Nhờ bác sĩ tư vấn về vắc-xin HPV để ngăn ngừa mụn cóc, đồng thời hạn chế nguy cơ mắc một số loại bệnh khác cũng do virus này gây ra.

– Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau xanh. Ngoài ra, hãy bổ sung thêm nhiều vitamin để tăng sức đề kháng, chống lại bệnh tật.

– Chọn quần áo có chất liệu mềm, thấm hút mồ hôi cho cơ thể thông thoáng, không tạo ra môi trường ẩm ướt để vi khuẩn phát triển.

Mẹ bầu cần tuân thủ đúng theo dặn dò của bác sĩ để quá trình trị mụn hiệu quả hơn
Mẹ bầu cần tuân thủ đúng theo dặn dò của bác sĩ để quá trình trị mụn hiệu quả hơn

Trị mụn cóc cho bà bầu và các câu hỏi liên quan

Bà bầu bị mụn cóc có tự hết được hay không?

Một số nốt mụn cóc có thể tự biến mất mà không cần can thiệp, tuy nhiên cũng có các nốt mụn cóc cần can thiệp trị mụn, nếu không sẽ nhanh chóng bị lây lan sang các khu vực khác.

Thông thường, mụn cóc sẽ xuất hiện từ 1 – 8 tháng sau khi người đó bị nhiễm virus. Phần lớn các loại mụn cóc đều có thể tự biến mất sau 2 năm. Có khoảng 25% mụn cóc sẽ cải thiện trong vòng 3 – 6 tháng và 65% còn lại sẽ được cải thiện trong vòng 2 năm. Tuy nhiên, đôi khi cũng có các trường hợp mụn cóc có thể kéo dài đến 5 năm hoặc hơn, đặc biệt là những loại mụn cóc thường bị ma sát và tác động.

Mụn cóc ở bà bầu có trị triệt để được hay không?

Mụn cóc ở bà bầu hoàn toàn có thể trị mụn. Tuy nhiên, việc trị mụn triệt để còn tùy theo tình trạng mụn cóc, khu vực mọc mụn và mức độ lây lan của nốt mụn. Mụn cóc hoàn toàn có thể lây lan sang các bộ phận khác hoặc lây lan sang người khác khi tiếp xúc gần. Do đó, nếu mẹ bầu phát hiện bị mọc mụn cóc, nên có biện pháp trị mụn từ sớm để tránh các rủi ro không mong muốn cũng như ngăn ngừa lây nhiễm.

Với phụ nữ mang thai, đa phần mẹ bầu bị suy giảm miễn dịch trong thai kỳ nên bị mọc mụn nhọt khi mang thai cũng là điều có thể gặp. Tuy nhiên, mụn cóc trong thai kỳ thường cũng có thể tự hết sau một thời gian sau khi sinh con. Tốt nhất, nếu xuất hiện mụn cóc trong khi mang thai, mẹ bầu hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và trị mụn. Đừng quá lo lắng nhé.

Hy vọng qua bài viết này, mẹ bầu sẽ có thêm kiến thức về mụn cóc và cách trị mụn cóc cho bà bầu hiệu quả. Nếu cần tư vấn về các liệu trình trị mụn và sản phẩm chăm sóc da, mẹ bầu đừng ngần ngại liên hệ hotline 0906.95.26.28 – 0906.943.438 để được tư vấn nhé!

CẨM NANG TRỊ MỤN BÀ BẦU

Quyển sách giúp làn da mẹ đẹp mãi mãi

Quyển cẩm nang này đã giúp mình không còn tốn thời gian, tiền bạc vào những cách trị mụn thiếu khoa học trên Tóp Tóp nữa.
-Ms. Kim Duyên-

ĐỌC CẨM NANG NGAY

This will close in 0 seconds

Làm việc T3–CN (09:00 – 19:30). NGHỈ T2.
Hotline: 0906 943 438

Làm việc T3–CN (09:00 – 19:30). NGHỈ T2.
96 Hoa Lan, Phường 02, Phú Nhuận, TP.HCM
Hotline: 0906 943 438

This will close in 0 seconds

Index