MỤC LỤC
Mụn trứng cá bỗng nhiên xuất hiện khiến các chị em cảm thấy khó chịu, đau nhức và tự tin khi giao tiếp. Chính vì vậy mà nhiều người chọn cách uống thuốc để loại bỏ những nốt mụn này. Nhưng không may, sau đó lại phát hiện rằng mình đang có thai. Vậy thì nếu lỡ uống thuốc trị mụn khi mang thai có làm sao không? Bài viết sau đây sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc của các chị em.
Thuốc trị mụn là gì?
Nhìn chung, chúng ta có thể hiểu, thuốc trị mụn là chế phẩm có chứa dược chất hoặc dược liệu. Tác dụng của chúng có vai trò giảm tiết dầu thừa trên da, hạn chế tăng sinh bã nhờn, kiểm soát sự hình thành lớp sừng hóa. Đồng thời, một số loại thuốc trị mụn còn có khả năng tiêu diệt, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, kháng viêm hoặc gom cồi và đẩy nhân mụn lên trên bề mặt da.
Hiện nay, thuốc trị mụn sẽ được chia thành 2 dạng chính bao gồm:
– Thuốc trị mụn toàn thân: Loại thuốc này được sử dụng trong một thời gian dài với các trường hợp bị mụn nặng. Thông thường, chúng sẽ bao gồm các nhóm kháng sinh và dẫn xuất vitamin A isotretinoin. Những nhóm thuốc này có khả năng trị mụn mạnh, hiệu quả cao. Tuy nhiên, các nhóm thuốc trên cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.
Trên thực tế, các loại thuốc uống trị mụn chỉ được sử dụng khi tình trạng mụn của người bệnh đã quá nặng. Tuy nhiên, thời gian dùng thuốc uống không nên kéo dài quá 3 tháng. Ngoài thuốc uống, còn có rất nhiều loại thuốc bôi trị mụn khác nhau như:
– Thuốc trị mụn tại chỗ: Loại thuốc này bao gồm các loại thuốc bôi khác nhau. Chúng có thể chỉ chứa một hoặc nhiều hoạt chất chuyên biệt dùng để trị mụn như: lưu huỳnh, benzoyl peroxide hoặc retinoids đường bôi. Một số loại thuốc bôi tại chỗ điển hình như:
+ Thuốc bôi chứa Lưu huỳnh (Sulfur): Có tác dụng sát trùng, giảm nhờn cho da. Chúng thường có mùi khá khó chịu.
+ Thuốc bôi chứa Benzoyl Peroxide (BPO): Có tác dụng tiêu nhân mụn, diệt khuẩn. Tuy nhiên, nếu không biết cách sử dụng sẽ dễ làm mỏng da và gây kích ứng.
+ Thuốc bôi chứa Retinoids (một trong số dẫn xuất của vitamin A dạng acid): Khả năng mạnh là trị mụn, làm mờ vết thâm và ngăn ngừa lão hóa da. Ngoài ra, một hoạt chất có tác dụng đẩy nhân mụn và ngăn mụn mới phát sinh rất nổi tiếng phải nhắc đến là tretinoin.
+ Thuốc bôi chứa Salicylic Acid (SA hoặc BHA): Loại thuốc bôi này có thể hòa tan trong dầu. Chúng có tác dụng giúp làm sạch từ sâu bên trong lỗ chân lông, tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, loại bỏ dầu thừa, kháng viêm và kháng khuẩn rất tốt.
+ Thuốc bôi chứa Azelaic Acid (AZA): Có tác dụng ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn gây mụn, tẩy da chết, giảm tình trạng tăng sắc tố.
Thuốc trị mụn có an toàn cho phụ nữ mang thai không?
Nguy cơ khi sử dụng thuốc trị mụn với phụ nữ mang thai vẫn đang được các nhà nhà nghiên cứu làm rõ. Tuy nhiên, các loại thuốc có chứa isotretinoin cũng đã được khuyến cáo không nên dùng cho phụ nữ mang thai, và chị em đang trong độ tuổi sinh đẻ không thực hiện biện pháp tránh thai.
Một số loại thuốc uống trị mụn trứng cá được cho là có thể gây ra nhiều dị tật bẩm sinh, quái thai. Đặc biệt, nguy cơ này lên đến 30% cho các dị tật về não, mặt hoặc tim. Ngoài những tác dụng bất lợi trên, Hội đồng khoa học thường trực về Sức khỏe sinh sản – Phụ nữ có thai và cho con bú còn cho rằng các loại thuốc trị mụn có liên quan đến tình trạng rối loạn phát triển nhận thức ở trẻ và dị tật hệ thần kinh trung ương.
Tuy vậy, nhưng vẫn có một số thành phần tương đối lành tính và được cho là an toàn với phụ nữ mang thai. Do đó, nếu đang trị mụn trứng cá, chị em chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. Không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bởi hầu hết các loại thuốc trị mụn đều có rất nhiều thành phần hỗn hợp. Cả thảy chúng đều có nguy cơ tiềm ẩn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Dưới đây là một số thành phần trong thuốc/mỹ phẩm trị mụn mà mẹ bầu tuyệt đối không nên sử dụng:
Tretinoin, Retinaldehyde, Retinol và Retinol Esters
Thực chất, Tretinoin, Retinaldehyde, Retinol và Retinol Esters đều là một trong những dẫn xuất Retinoids của vitamin A. Nhóm dẫn xuất này thuộc bảng C của FDA chưa có bằng chứng về rủi ro cũng như an toàn trong thai kỳ. Tuy nhiên, Bác sĩ vẫn khuyến cáo không nên sử dụng cho phụ nữ mang thai. Khi mang thai, mẹ bầu nên chuyển sang dùng vitamin B3, Azelaic Acid, Benzoyl Peroxide hoặc BHA trị mụn thay thế nhóm Retinoid.
Thuốc hoặc sản phẩm trị mụn có chứa Paraben
Không chỉ thuộc nhóm chất bảo quản giúp kéo dài thời hạn sử dụng, parabens khá phổ biến trong các loại thuốc hoặc mỹ phẩm trị mụn. Bởi chúng có khả năng ức chế vi khuẩn và kháng nấm, ngăn ngừa sự biến chất của sản phẩm. Các parabens có hoạt tính giống như nội tiết tố estrogen của phụ nữ, vì thế có thể làm rối loạn sự cân bằng nội tiết tố. Đặc biệt, nếu thai phụ thường xuyên tiếp xúc với nhóm thành phần này thai nhi sẽ bị rối loạn nội tiết tố, khả năng sinh sản ở nam.
Thuốc hoặc các mỹ phẩm có chứa Hydroquinone
Hydroquinone khá nổi tiếng trong khả năng làm trắng, giúp da đều màu. Không chỉ vậy, thành phần này còn giảm thâm sau mụn vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, đây là một hoạt chất cực kỳ nguy hiểm với mẹ bầu. Nhóm chất này được FDA xếp vào phân loại nhóm C, có khả năng gây quái thai, dị tật thai nhi.
Ngoài những hoạt chất trên, các nhóm hoạt chất như: Corticoid, Prednisolone toàn thân, thuốc ức chế hormone, Sodium lauryl sulfate (SLS), Sodium laureth sulfate (SLES), Formaldehyde, Avobenzone, Homosalate and Ethoxycinnmate, kim loại và các loại tinh dầu nguyên chất,… cũng cần được kiểm tra cẩn thận trước khi sử dụng cho phụ nữ mang thai.
Lỡ uống thuốc trị mụn khi mang thai phải làm sao?
Không chỉ thuốc trị mụn, mà các loại thuốc hầu hết đều có thể gây ra những nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, mẹ bầu cần thận trọng khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Trên thực tế, hiện nay có rất nhiều loại thuốc gọi là chống chỉ định dành cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, có thể chúng vẫn nằm trong nhóm nguy cơ, do chưa được chứng minh hẳn là có tác động đến thai kỳ. Tức là, chúng có thể gây hại hoặc không gây hại đến thai nhi.
Nếu đã lỡ uống thuốc trị mụn khi mang thai, hoặc lỡ dùng phải thuốc là chống chỉ định đối với phụ nữ có thai mà không biết. Thì điều đầu tiên mà mẹ nên làm là phải bình tĩnh. Bởi chính sự lo lắng thái quá mới là tác nhân gây ảnh hưởng xấu đến trẻ.
Trong quá trình này, mẹ bầu hãy dưỡng thai như bình thường. Song song đó, mẹ hãy nhờ người nhà tìm hiểu thông tin, liều lượng và loại thuốc về các loại thuốc trị mụn mà mình đã từng uống. Sau đó, mẹ hãy chia sẻ tình trạng này với bác sĩ. Qua những lần khám thai, chị em cũng nên theo dõi kỹ tình trạng phát triển của con. Đồng thời, tầm soát dị tật đúng định kỳ. Nếu xảy ra trường hợp không may mắn từ sớm, các bác sĩ vẫn có thể can thiệp để giúp trẻ phát triển bình thường.
Cách trị mụn khi mang thai hiệu quả?
Phần lớn, mụn trong thai kỳ đều là mụn nội tiết. Loại mụn trứng cá này là kết quả của tình trạng rối loạn nội tiết khi mang thai. Do đó, chúng rất khó để trị mụn dứt điểm. Tuy nhiên, nếu biết cách sử dụng sản phẩm và chăm sóc, làn da của mẹ bầu vẫn có thể khỏe mạnh và mịn màng dù rằng đang mang thai.
Dưới đây là một số phương pháp chăm sóc da mụn được bác sĩ da liễu khuyến khích cho mẹ bầu:
Luôn để da được “thở”
Có rất nhiều mẹ bầu văn phòng, mỗi ngày đi làm sẽ giữ thói quen trang điểm. Tuy nhiên, khi mang thai, mẹ hãy chuyển sang sử dụng các loại mỹ phẩm lành tính hơn nhé. Bởi làn da của các chị em lúc này rất nhạy cảm. Chỉ cần một chút xíu tác động cũng có thể khiến mụn bùng phát khắp mặt.
Nếu bắt buộc phải trang điểm, các mẹ có thể chuyển sang dùng những loại mỹ phẩm hữu cơ. Với kem chống nắng, chị em nên chuyển sang dùng kem chống nắng vật lý. Hạn chế dùng các loại mỹ phẩm có chứa dầu khoáng, cồn hoặc silicone. Thực chất, các thành phần này không đến nỗi gọi là gây hại. Tuy nhiên, với làn da mỏng manh của chị em hiện tại, những thành phần này sẽ là yếu tố gây bít tắc lỗ chân lông, khiến mụn nội tiết phát triển nhanh hơn.
Ngoài ra, sau mỗi ngày dài làm việc, mẹ bầu hãy tập cho mình thói quen làm sạch da mặt trước khi đi ngủ. Điều này sẽ giúp thanh lọc lỗ chân lông, giúp da được “thở” sau ngày dài chịu tác động của ô nhiễm và lớp trang điểm. Từ đó, giúp giảm nguy cơ gây ra mụn trứng cá khi mang thai.
Sử dụng thêm các loại kem trị mụn lành tính
Trong quá trình này, các mẹ hoàn toàn có thể chọn thêm một số dòng kem hoặc serum trị mụn để “đắp” vào trong quá trình chăm sóc da của mình. Hầu hết các sản phẩm trị mụn dành cho phụ nữ mang thai đều rất lành tính. Hơn hết, chúng đã được các bên cơ quan kiểm định chất lượng và mức độ an toàn.
Một số các thành phần trong kem trị mụn mà mẹ bầu có thể tham khảo bao gồm:
Salicylic acid (Beta hydroxybutanoic acid/BHA) nồng độ thấp hơn 2%
BHA là thành phần được đánh giá rất cao trong khả năng trị mụn. Tuy nhiên, thành phần này cũng gây khá nhiều tranh cãi trong thế giới làm đẹp. Đặc biệt là khi sử dụng cho phụ nữ mang thai. Điểm mạnh của BHA là khả năng “cắt đứt” nguồn thức ăn của vi khuẩn. Từ đó, BHA sẽ nới lỏng các tế bào sừng hóa, hòa tan dầu thừa trên da và giúp da làm sạch sâu. Không còn môi trường phát triển, vi khuẩn C.Acnes cũng không thể phát triển được nữa.
Salicylic acid là loại BHA phổ biến nhất mà mẹ sẽ thấy được liệt kê dưới dạng thành phần và là loại BHA duy nhất đã được nghiên cứu trong thai kỳ. Liều cao Salicylic acid ở dạng uống (là một thành phần trong aspirin) đã được chứng minh trong các nghiên cứu là gây dị tật bẩm sinh và các biến chứng thai kỳ khác nhau. Các BHA khác chưa được nghiên cứu trong thai kỳ. Lượng BHA sẽ được hấp thụ vào da khi bôi là rất ít.
Khác với suy nghĩ của nhiều người, Salicylic acid dạng bôi dùng được cho phụ nữ mang thai theo đánh giá của FDA, giới hạn nồng độ thấp hơn 2%. Toner, kem hay serum có chứa Salicylic acid tổng nồng độ dưới 2%, được sử dụng một hoặc hai lần một ngày – được coi là an toàn.
Benzoyl peroxide
Tương tự như BHA, Benzoyl peroxide cũng được đánh giá cao trong khả năng trị mụn. Tuy nhiên, nhược điểm của thành phần này là chỉ nên dùng trên diện nhỏ vì gây khô da. Theo FDA, mức độ an toàn của thuốc bôi Benzoyl peroxide thuộc loại C, mẹ bầu vẫn có thể dùng sản phẩm chứa thành phần này trong một vùng da nhỏ, nồng độ dưới 5%.
Ngoài ra, chị em cũng có thể cân nhắc sử dụng các loại kem trị mụn có chứa các thành phần như: Azelaic Acid, Glycolic Acid, Sulfur, Niacinamide,…
Để an toàn, chị em hãy tham khảo các dòng mỹ phẩm được bác sĩ khuyến khích sử dụng, hoặc những dòng sản phẩm thiên nhiên hữu cơ. Các loại mỹ phẩm hữu cơ đều đã được chứng nhận thành phần, xuất xứ. Hơn nữa, những dòng mỹ phẩm hữu cơ đã được các cơ quan chứng nhận là an toàn với phụ nữ mang thai. Do đó, các chị em có thể an tâm sử dụng.
Luôn bổ sung đầy đủ các nhóm chất
Với phụ nữ mang thai, ngoài việc chăm sóc da từ bên ngoài, thì các thực phẩm bổ sung chính là yếu tố giúp da khỏe mạnh từ bên trong. Đặc biệt, một nguồn dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp da của mẹ giảm mụn, mịn màng; mà còn giúp cơ thể chị em khỏe mạnh, ngăn ngừa nhiều nguy cơ thiếu dinh dưỡng ở trẻ khi mang thai.
Để sức khỏe và làn da luôn khỏe mạnh, các chị em cần bổ sung đầy đủ các nhóm chất. Ưu tiên những thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng, ít calo như: trái cây, rau củ quả,… Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần uống đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày. Bởi nước chính là “chất dẫn” giúp hệ tuần hoàn trong cơ thể hoạt động mượt mà hơn.
Tìm đến các phòng khám trị mụn da
Trên thực tế, tình trạng mụn trứng cá không phải chuyện của riêng một mẹ bầu nào. Hầu hết, các chị em đều rất dễ mọc mụn khi mang thai. Tình trạng này không gây nguy hiểm, nhưng chúng lại gây nhiều cản trở về mặt tâm lý cho mẹ bầu. Thậm chí, một số chị em “bỏ bê” hẳn còn làm cho mụn ngày càng bùng phát. Theo đó, tình trạng mụn thâm, sẹo mụn,… kéo dài khó trị mụn, mặc dù tốn rất nhiều chi phí.
Do đó, nếu đang loay hoay với mụn nội tiết khi mang thai, tốt nhất mẹ nên tìm đến một phòng khám da liễu uy tín để thăm khám. Sau khi kiểm tra, dựa vào tình trạng da của mỗi người mẹ, các bác sĩ sẽ tìm ra được cách trị mụn phù hợp nhất. Tuy nhiên, các chị em chỉ nên đến những phòng khám thật sự uy tín, hoặc đến phòng khám da liễu dành cho phụ nữ mang thai để trị mụn nhé.
Dr Mommy phòng khám chuyên trị mụn cho bà bầu
Tại TP. HCM, mẹ bầu có thể chọn Dr. Mommy. Đây là thương hiệu phòng khám da liễu tiên phong dành cho phụ nữ mang thai. Với kinh nghiệm da liễu lâu năm, Dr. Mommy đã trị mụn và chăm sóc da cho hàng chục nghìn mẹ bầu. Cùng 6 tiêu chuẩn trị mụn bà bầu cá nhân hóa:
– Luôn luôn trung thực: Luôn đặt sự hài lòng của khách hàng làm nền tảng phát triển, Dr. Mommy cam kết luôn tư vấn trung thực về sản phẩm, dịch vụ và trong từng lời tư vấn.
– Tận tâm: Theo sát quá trình trị mụn của từng mẹ bầu. Điều này sẽ giúp quá trình phục hồi của mẹ theo sát với liệu pháp đã đưa ra trước đó đồng thời, mang lại trải nghiệm dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
– Cầu thị: Mỗi Dược sĩ/Bác sĩ tại Dr. Mommy luôn cập nhật đầy đủ và liên tục kiến thức y khoa, phương pháp trị mụn mới nhất. Đồng thời, phòng khám luôn ghi nhận góp ý của các mẹ sau từng buổi trị mụn và cải tiến trong từng liệu trình.
– Điều trị chuẩn y khoa: Phòng khám cam kết tuân thủ các tiêu chí và kỹ thuật chuẩn y khoa. Đặc biệt trong những khâu quan trọng như: tư vấn, lên liệu pháp, trị mụn và quá trình giữ gìn vệ sinh đúng chuẩn.
– Chuẩn an toàn: Tất cả các sản phẩm sử dụng tại phòng khám đều đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng. Song song đó, các sản phẩm mỹ phẩm sử dụng cho khách hàng đều có chứng nhận quốc tế.
– Chuyên môn sâu: Mỗi Bác sĩ/Dược sĩ tại Dr. Mommy đều là những chuyên gia với kinh nghiệm trị mụn lâm sàng lâu năm trong nghề. Với bề dày kinh nghiệm hơn 6 năm trị mụn chuyên sâu, Dr. Mommy sẽ đem lại chất lượng tư vấn và chất lượng trị mụn cao nhất cho mỗi mẹ bầu.
Hiện tại, phòng khám Dr. Mommy tọa lạc tại 96 Hoa Lan, Phường 02, Phú Nhuận, TP.HCM. Để đặt lịch hẹn với Bác sĩ/ Dược sĩ, các mẹ hãy nhanh tay liên hệ qua hotline 0931462628 – 0906943438 – 0902752628.
Trên đây là những chia sẻ về bài viết lỡ uống thuốc trị mụn khi mang thai. Nếu cần tư vấn thêm về các vấn đề về da trong thai kỳ, chị em đừng ngần ngại liên hệ với Dr. Mommy nhé!
Tư vấn chuyên môn bài viết:
BS CKI. HUỲNH NGUYỄN DIỆU HUYỀN